Doanh nghiệp nội - cơ hội và thách thứcTheêndoanhnướcngoàilàmnóngthịtrườngbánlẻViệkết quả bóng đá ngoại hạng đứco cam kết gia nhập WTO, chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa, bắt đầu từ ngày 11/1/2015, Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam dần mở cửa lĩnh vực bán lẻ từ năm 2009, nhiều người đã vui mừng khi nghiên cứu của tổ chức tư vấn AT-Kearney (Mỹ) công bố thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, lúc đó, sự cạnh tranh sẽ tăng lên rất nhiều và thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có sự thay đổi về chất. Ngành bán lẻ Việt nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cụ thể là số lượng trung tâm thương mại, siêu thị và các điểm bán lẻ theo xu hướng hiện đại đã tăng rất nhanh. Các kênh bán lẻ hiện đại đã chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ và dự kiến năm nay sẽ tăng lên 40%. Với dân số đông 90 triệu người cùng cơ cấu dân số trẻ, theo quy hoạch của Bộ Công Thương đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Quá trình đa dạng hóa các loại hình bán lẻ hiện đại ở thị trường Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện lần đầu tiên xuất hiện mô hình trung tâm mua sắm hiện đại quy mô lớn của một số thương hiệu bán lẻ mới của Việt Nam như: Vincom Mega Mall Royal City với tổng diện tích mặt bằng 230.000 mét vuông; Vincom Mega Mall Time City với tổng diện tích mặt bằng 200.000 mét vuông. Doanh nghiệp nội chiếm ưu thế về thị phần và nhiều doanh nghiệp đang mở rộng phát triển hàng loạt chuỗi hệ thống như: Co.opMart (82 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh), Citimart (20 siêu thị), Fivimart (15 điểm),… Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh của doanh nghiệp nội với doanh nghiệp ngoại trên thị trường bán lẻ hiện cũng chỉ tập trung vào một và thương hiệu mạnh, có tên tuổi. Song lực lượng này nếu so với các tên tuổi đình đám nước ngoài nhiều vốn và kinh nghiệm thì rất khó để cạnh tranh.
Hệ thống siêu thị bán lẻ Fivimart đã phát triển 15 địa điểm bán hàng trên toàn quốc. Ảnh minh họaTrên thực tế, dù có những rào cản nhất định nhưng các nhà bán lẻ nước ngoài vẫn đang thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường và trong cuộc cạnh tranh trên thị trường bán lẻ, xem ra doanh nghiệp nội có phần đuối sức hơn. Hàng loạt các tên tuổi đình đám trong lĩnh vực bán lẻ xuất hiện tại các thành phố lớn như: Tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản (Aeon), hệ thống Trung tâm thương mại lớn thứ 3 tại Hàn Quốc (BigC). Tập đoàn bán lẻ của Đức (Metro Cash & Carry). Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, các chuyên gia cho rằng, hãng ngoại hoàn toàn có thể thực hiện được kế hoạch mở chuỗi của mình khi rào cản được gỡ bỏ vào năm 2015. Trong khi các hãng nội còn phải cân nhắc chuyện lựa chọn mặt bằng do nguồn tài chính hạn hẹp, thì cuộc đổ bộ của hãng ngoại sau năm 2015 mới thực sự làm cho thị trường dậy sóng và tạo sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp nội khi những lợi thế đã không còn. Giải quyết bài toán cạnh tranh với doanh nghiệp ngoạiTheo ông Phạm Đình Đoàn, đại diện Tập đoàn Phú Thái. Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Ba yếu tố khiến Việt Nam không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là công nghệ, thương hiệu và vốn. Về công nghệ, chúng ta còn thua xa công nghệ tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Trung Quốc, Nhật Bản. Nếu liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, họ sẽ giúp ta chuyển giao công nghệ trong việc: Thiết lập hệ thống cửa hàng, hệ thống công nghệ thông tin, kho vận và chuỗi cung ứng, cẩm nang vận hành, đào tạo huấn luyện nhân sự... Về thương hiệu, các doanh nghiệp nội khó khăn lắm mới xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, nhưng các doanh nghiệp ngoại khi vào Việt Nam, họ đã có sẵn thương hiệu uy tín để đàm phán và mở chuỗi cửa hàng cung ứng dịch vụ tới khách hàng. Nếu liên kết với những tên tuổi lớn nước ngoài, doanh nghiệp nội sẽ có nhiều lợi thế hơn, dễ dàng phát triển hơn. Cuối cùng là vấn đề vốn. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thực tế mở ra rất nhiều siêu thị, hệ thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi nhưng kinh doanh không có lãi. Không những vậy, còn phải chịu lỗ kép, đó là vấn đề chi trả lãi ngân hàng và hệ thống bán lẻ hiện đại khi mở ra vắng vẻ, không có khách. Nhìn vào kinh nghiệm thực tế từ các nước phát triển trên thế giới. Họ đều tìm cách liên doanh với doanh nghiệp ngoại để học hỏi kinh nghiệm, công nghệ cho mình. Khi đã nắm trong tay công nghệ hiện đại, có thể phát triển dễ dàng mọi mặt. Vì vậy, Bộ Công Thương nên xem xét và bật đèn xanh để doanh nghiệp trong nước liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi hợp tác, chúng ta phải nắm ưu thế vầ phần trăm vốn, nắm quyền quyết định và giữ được thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường bán lẻ trong nước, doanh nghiệp nội cần có chiến lược kinh doanh hợp lý và bước đi phù hợp để không bị thua trên sân nhà. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: "Tương lai ngành bán lẻ sẽ đi theo hướng hội nhập. Theo đó, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ phát triển cả hiện đại và truyền thống. Trong 5 - 10 năm tới, hình thức bán lẻ trước đây không còn nữa mà sẽ chuyển sang kỷ nguyên công nghệ số. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đến sự sôi động này đó chính là sự chọn lựa của người tiêu dùng. Phải làm sao người tiêu dùng không chỉ được động viên, khuyến khích mua hàng mà còn được nhận được sự chăm sóc đặc biệt của đại lý, cửa hàng, nhà bán lẻ. Đó là yếu tố giúp doanh nghiệp nội cạnh tranh với hàng ngoại". Hương Giang 7 sự thay đổi lớn của hàng không thế giới sau thảm họa |