Cụ thể hơn,ốingoạiquaylạibánrònghơntỷđồngtrongtuầbxh bd argentina theo số liệu từ Công ty Chứng khoán MB (MBS), trên sàn HOSE tuần qua, khối ngoại bán ròng trở lại trong tuần đầu tháng 11 với giá trị bán ròng 1.991 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 1.702 tỷ đồng.
Tuần vừa qua, khối ngoại mua ròng 10/20 nhóm ngành so với 12/20 ở tuần trước đó, các nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng là: Bán lẻ, logistics, cao su tự nhiên, ngân hàng,...
Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE 48.282 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 63.013 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 14.731 tỷ đồng.
Tại sàn HOSE, NVL là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 584 tỷ đồng, trong đó chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận với 611 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PAN cũng bị bán ròng 527 tỷ đồng. Trong khi đó, CTG được mua ròng mạnh nhất với 180 tỷ đồng. STB, VCB và HPG đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.
Đối với nhóm ETF, tuần vừa qua khối ngoại bán ròng ở nhóm là FinSelect, FinLead trung bình 30 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua 588 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã bán ròng nhóm VN Diamond với giá trị 258 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, VCS bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 20 tỷ đồng. PVS và PDB bị bán ròng lần lượt 16 tỷ đồng và 13 tỷ đồng. Trong khi đó, CEO được mua ròng mạnh nhất với 10,6 tỷ đồng. SHS đứng sau với giá trị mua ròng là 3,5 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã QNS với giá trị 56 tỷ đồng. HHV và RGC bị bán ròng lần lượt 35 tỷ đồng và 13 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV được mua ròng 15 tỷ đồng. CLX và VGT được mua ròng lần lượt 4,7 tỷ đồng và 2,7 tỷ đồng.
Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại bán ròng 50.898 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,2 tỷ USD) trên toàn thị trường, gấp 2,7 lần so với lượng bán ròng cả năm 2020./.