【trực tiêp bong đa】Mục tiêu tối thượng

时间:2025-01-26 23:45:47 来源:88Point

Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Hưng Phước,ụctiecircutốithượtrực tiêp bong đa huyện Bù Đốp  - Ảnh: Trọng Phước

Trải qua mấy ngàn năm phải chống chọi với giặc ngoại xâm đô hộ nên dân tộc Việt Nam hiểu hơn bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này về chân lý: Sức mạnh vĩ đại nhất là lòng dân chứ không phải ở vũ khí tối tân hay ở thành cao, hào sâu. Và cũng vì lẽ ấy, trong suốt chiều dài lịch sử, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”, song trước và sau mỗi lần chiến thắng ngoại xâm, tổ tiên và cha ông chúng ta đều ban hành và thực thi những chính sách an dân, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng khẳng định: “Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc”; “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr409-410). Và theo Người: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Sđd t8, tr276). Đây chính là chân lý mà Người đã đúc kết được sau bao năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, đồng thời tổng kết từ thực tiễn cách mạng, cũng như điều kiện và hoàn cảnh của đất nước trong từng giai đoạn.

Chính từ quan điểm đó, Người đã đi đến khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của Nhân dân” (Sđd, t10, tr197). Đồng thời, Người yêu cầu mọi việc làm của Nhà nước phải thể hiện rõ bản chất đó: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh” (Sđd, t5, tr.698-700). Đặc biệt, trong tư tưởng của Người, nhân dân không chỉ là lực lượng của cách mạng mà đã trở thành đối tượng để ngợi ca, thành đối tượng mà Đảng, Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tự do, hạnh phúc là thước đo giá trị của độc lập dân tộc, vì vậy phải thực hiện làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành.

Thực hiện lời dạy của Người, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng đã làm sáng rõ hơn tư tưởng, quan điểm “vì dân” hay nội hàm của thuật ngữ “dân là gốc”. Cụ thể, ở nội dung báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Với quan điểm, đường lối nêu trên, đại hội đã khẳng định mục tiêu tối thượng của Đảng, Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị là vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, cường thịnh, “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Không phải ngẫu nhiên mà tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII và hiện nay là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN vinh dự được đại hội chọn là người đầu tiên trình bày bài tham luận với chủ đề: Đại đoàn kết dân tộc. Trong báo cáo tham luận, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN đã nhắc lại quan điểm nhất quán: Trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc, khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”.

Trong buổi họp báo ngay sau phiên bế mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thông tin cho báo chí trong và ngoài nước biết: “Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp… Nhưng quan trọng hơn, sắp tới đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống thế nào ?”… “Phải thể chế hóa, phải chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới, phải ra của cải vật chất. Nước phải giàu, dân phải mạnh, đời sống của Nhân dân sung sướng hơn, thế mới gọi là thành công. Chứ không phải thông qua nghị quyết, vỗ tay là đại hội thành công”. Như vậy, một trong những bài học sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII mà Báo cáo chính trị Đại hội XIII đã rút ra, đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm mọi hành động là đều “vì dân”, “dân là gốc”.

Tuy nhiên, để từ nghị quyết đến hành động thì rất cần sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị. Và trước hết, trên hết từ mỗi tổ chức Đảng và đảng viên phải thấm nhuần quan điểm “dân là gốc”. Đồng thời, mỗi “công bộc” hãy trở về với cái “nôi” mà mình được sinh ra, lớn lên trong sự dưỡng dục, chở che, đùm bọc - đó là “nhân dân”. Vâng, có như vậy chúng ta mới sớm đến được mục tiêu tối thượng mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.  

推荐内容