Với phương châm lấy ngắn nuôi dài,ồngdừađầutưthấpthunhậkèo indonesia năm 2014, gia đình anh Tiến đầu tư 400 cây dừa xiêm xen trong vườn chanh chiết cành. Sau 2 năm, vườn chanh bắt đầu cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng/ha. Sang năm thứ 4, diện tích vườn dừa bắt đầu cho trái bói. Năm thứ 5, vườn dừa bước vào giai đoạn kinh doanh thu bình quân từ 150-200 trái/cây. Vườn dừa của gia đình anh Nguyễn Ngọc Tiến được đầu tư hệ thống tưới tự động để tăng năng suất Bỏ công từ huyện Bù Đốp tìm về tỉnh Bến Tre, anh Tiến tuyển chọn 3 giống dừa, gồm xiêm xanh, xiêm Mã Lai và dừa dứa. Qua 2 năm thời kỳ kinh doanh, giống dừa xiêm Mã Lai cho năng suất vượt trội so với dừa xiêm xanh với bình quân từ 150-200 trái/cây. Anh Tiến bỏ mối với giá 8.000 đồng/trái đối với dừa xiêm xanh, xiêm Mã Lai. Riêng dừa dứa quanh mức giá 12.000 đồng/trái. Nếu lấy năng suất thấp nhất nhân với giá thấp nhất, 400 cây dừa cho thu nhập bình quân 480 triệu đồng/năm. Anh Tiến cho biết: Việc đầu tư trồng dừa chỉ tốn tiền mua cây giống và công chăm sóc. Các khoản chi phí như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn rất nhiều so với những cây trồng khác, ngay cả cây điều, mức đầu tư cho vườn dừa vẫn thấp hơn. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho dừa chỉ ở mức 2 triệu đồng/ha, thậm chí không cần phân bón cây dừa vẫn vươn lên xanh tốt. Trong khi đó, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vườn điều trong thời kỳ kiến thiết cơ bản phải mất ít nhất 3 triệu đồng/năm. Thời kỳ kinh doanh, mỗi héc ta dừa đầu tư tối đa chỉ khoảng 5 triệu đồng, trong khi cây điều phải mất ít nhất 7 triệu đồng/năm. Công thu hoạch vườn dừa cũng ít hơn rất nhiều so với vườn điều. Tuy nhiên, đầu tư trồng dừa cần phải quan tâm nguồn nước tưới để đảm bảo năng suất ổn định. Ưu thế của việc đầu tư trồng dừa là ít hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Giá trị kinh tế của mỗi héc ta dừa cao hơn nhiều lần so với trồng cao su hoặc điều. Đông Kiểm |