您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bong da c1】VCCI: Nghiên cứu hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao 正文

【bong da c1】VCCI: Nghiên cứu hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao

时间:2025-01-10 19:28:31 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ dồng: Điều kiện nới lỏng, một số doanh nghiệp vẫn khó “với”Không chỉ gỡ khó, Ch bong da c1

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ dồng: Điều kiện nới lỏng,êncứuhỗtrợtàichínhchodoanhnghiệpduytrìđượctỷlệngườilaođộbong da c1 một số doanh nghiệp vẫn khó “với”
Không chỉ gỡ khó, Chính phủ cần nghiên cứu giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi, bứt phá
Chung với đại dịch, doanh nghiệp không nên thụ động chờ hỗ trợ
Tổng Công ty May Nhà Bè – NBC (thuộc Vinatex) đã tổ chức tiêm vắc xin Covid 19 cho toàn thể 3000 lao động. Ảnh: NBC
Tổng Công ty May Nhà Bè tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho người lao động. Ảnh: NBC

Theo đó, đối với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, VCCI khuyến nghị cần sớm ban hành Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để thể chế hoá nội dung về mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.

Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành Nghị quyết tổng thể về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cho giai đoạn mới 2021-2025.

VCCI cho rằng, theo dự báo, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những tác động nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới. Do vậy cần có những chính sách mang tính tổng thể và dài hạn hơn. Hiện nay nhiều chính sách miễn giảm các mức thuế và nhiều chính sách quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Đồng thời, VCCI cho rằng cần tổ chức một số chương trình giám sát để kịp thời đánh giá và nâng cao hiệu quả triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.

Đối với Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền các địa phương, VCCI đề nghị cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ; cần nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và mở rộng đầu tư kinh doanh cho giai đoạn mới 2021-2025, nhằm cụ thể hoá các chính sách của Đảng và Quốc hội.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng tập trung, đúng đối tượng và theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với các chính sách đã ban hành, theo VCCI, cần chủ động nắm bắt tình hình triển khai, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh kịp thời, chú trọng các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19.

Nhấn mạnh trong các kiến nghị này, VCCI cho rằng, cần quan tâm hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ bởi khả năng chống chịu kém của nhóm doanh nghiệp này. Nghiên cứu áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác hiện đang áp dụng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động.

VCCI đề nghị xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài quá lâu, mặt khác cũng tạo thêm giá trị gia tăng và vị thế tốt hơn của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, thêm cơ hội hưởng lợi từ các FTA đòi hỏi hàm lượng xuất xứ nội địa/nội khối cao. Ưu tiên triển khai nhanh chóng việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, VCCI đề nghị Chính phủ rà soát, miễn và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Cần có chính sách, mục tiêu rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam và thu hút đầu tư từ các đối tác trên vào những lĩnh vực/ngành cần phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nhất.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kiến nghị, các chính sách hỗ trợ cần theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19. Việc này quan trọng không kém việc cứu các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và đi vào giai đoạn phát triển mới cao hơn.