Vào thời điểm này,ộnrngtrnnhữngcnhđồket qua bong da a league tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh, nông dân đang tất bật thu hoạch lúa Đông xuân và xuống giống vụ lúa Hè thu trong không khí rộn ràng, phấn khởi.
Nông dân Hậu Giang đang vào cao điểm thu hoạch lúa Đông xuân trong niềm vui trúng mùa, được giá.
Niềm vui được mùa
Những ngày này, về các vùng quê trên địa bàn tỉnh sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc máy gặt đập liên hợp đang thu hoạch lúa trên đồng. Nhiều nông dân rất vui vì lúa Đông xuân năm nay vừa trúng mùa và bán được giá.
Vừa thu hoạch xong 6 công ruộng (giống ST 24), ông Nguyễn Văn Vinh, ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, phấn khởi cho biết: “Tôi vừa đếm thử số lượng bao đã đựng đầy lúa nằm trên đồng thì thấy được hơn 132 bao, tính ra mỗi công cũng được 22 bao lúa và mỗi bao không dưới 50kg. Như vậy, tính sơ bộ thì năng suất đạt khoảng 1,1 tấn/công (1.300m2), cao hơn so với vụ Đông xuân năm rồi hơn 100 kg/công”.
Tiếp lời ông Vinh, ông Đinh Thanh Phong, cũng đang thu hoạch 5 công lúa cặp ranh, chia sẻ: “Năm nay, tình hình thời tiết rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, cộng thêm nguồn nước phục vụ sản xuất dồi dào. Đặc biệt, sâu bệnh xuất hiện ít, nhất là rầy nâu. Bởi, giống lúa thơm như ST 24 đang thu hoạch rất dễ bị nhiễm nhưng đợt này thì hạn chế lắm. Chính những yếu tố trên nên hầu hết hơn 3ha giống lúa ST 24 của bà con ở đây đều đạt năng suất không dưới 1,1 tấn/công”.
Bên cạnh việc lúa trúng mùa thì hiện giống lúa ST 24 đang được thương lái cân lúa tươi tại ruộng với giá 7.000 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với vụ Đông xuân năm trước. Năng suất, giá bán đều tăng đã tạo ra nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho bà con. “Do dịch hại trên lúa ít nên chi phí đầu tư ở vụ lúa Đông xuân năm nay chỉ tầm khoảng 2 triệu đồng/công. Như vậy, với năng suất lúa đạt 1,1 tấn/công, cộng với giá bán là 7.000 đồng/kg thì tính ra mức lợi nhuận tôi có được trong vụ lúa này khoảng 5 triệu đồng/công”, ông Vinh cho biết thêm.
Không riêng gì những hộ trồng giống lúa thơm ST 24 ở xã Vị Bình có được niềm vui, mà qua ghi nhận tại nhiều cánh đồng lúa khác cũng đang vào vụ thu hoạch trên địa bàn tỉnh thì bà con cũng được hưởng niềm vui tương tự. Bởi, năng suất các giống lúa đang thu hoạch đều đạt từ 1-1,2 tấn/công và giá bán đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, giống lúa RVT đang được thương lái mua với giá 5.700 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; còn giống OM 5451 có giá 5.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg…
Vừa cắt xong 8 công lúa (giống OM 5451), ông Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp 1A, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho hay: “Giống như nhiều cánh đồng khác, bà con ở đây cũng có chung niềm vui về năng suất lúa và giá bán. Mức lợi nhuận mà nhà nông đang thu hoạch lúa trong lúc này có được đều đạt khoảng 3 triệu đồng/công. Qua đây, tạo động lực cho nông dân canh tác ở những vụ lúa tiếp theo trong điều kiện khó khăn về biến đổi khí hậu và vật giá leo thang”.
Hiện nay, do nhiều cánh đồng lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh đang vào đợt thu hoạch rộ nên tiến độ thu hoạch khá nhanh. Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 4-3, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch hơn 27.500ha trong tổng số 77.820ha đã xuống giống, tăng khoảng 17.000ha so với thời điểm cách nay 10 ngày. Hiện tại, diện tích lúa thu hoạch nhiều tập trung ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy và huyện Long Mỹ, với năng suất lúa bình quân của tỉnh hiện ước đạt 7,62 tấn/ha, trong đó có nhiều địa phương như huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ có năng suất lúa đạt hơn 8 tấn/ha.
Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ máy cắt đang thu hoạch lúa cho nông dân ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, thông tin: “Do đang vào vụ đông ken nên ngày nào hai chiếc máy cắt của tôi cũng đều chạy hết công suất để đáp ứng nhu cầu cho bà con. Theo đó, đã nhiều ngày qua, mỗi chiếc máy cắt của tôi phải bắt đầu hoạt động từ khoảng 9 giờ sáng đến 20 giờ tối cùng ngày mới nghỉ và bình quân thu hoạch được khoảng 4ha lúa/máy”.
Khẩn trương làm đất để xuống giống lúa Hè thu.
Tất bật xuống giống lúa Hè thu
Cùng với việc thu hoạch lúa Đông xuân thì nhiều hộ đã cắt lúa trước đó cũng đang tất bật làm đất, vệ sinh đồng ruộng để xuống giống cho vụ lúa Hè thu. Qua theo dõi của ngành nông nghiệp tỉnh, đến thời điểm này, có hai địa phương đang xuống giống lúa Hè thu là huyện Châu Thành A và huyện Vị Thủy, với diện tích hiện tại hơn 2.700ha. Trong đó, riêng huyện Châu Thành A là gần 2.600ha, các trà lúa ở giai đoạn mới xuống giống và mạ.
Đang đánh rãnh thoát nước trên ruộng để chuẩn bị xuống giống 4ha lúa của gia đình, ông Phan Thành Đông, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cho hay: “Sau khi thu hoạch lúa Đông xuân xong và tiến hành đốt gốc rạ, phơi đồng được hơn 10 ngày thì bà con ở cánh đồng này bắt đầu xới, trục đất để san phẳng mặt ruộng nhằm canh tác tiếp vụ lúa Hè thu. So với mọi năm thì việc xuống giống lúa trong lúc này cũng tương đương về mặt thời gian”.
Sau khi tham khảo ý kiến của cánh thương lái và nhận thấy giống lúa OM 5451 phù hợp trong vụ Hè thu nên ông Đông và bà con ở cùng cánh đồng đã quyết định chọn canh tác loại giống này. Qua ghi nhận thực tế, nhiều diện tích lúa Hè thu đã xuống giống trong lúc này thì bà con cũng ưu tiên chọn sạ giống OM 5451 với lý do tương tự.
Đang gieo sạ 1,1ha lúa Hè thu của gia đình, ông Nguyễn Văn Tùng, ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Nhiều năm liền, tôi và bà con ở đây đều chọn canh tác giống OM 5451 cho vụ lúa Hè thu và năm nay cũng thế. Bởi đây là giống có khả năng kháng rầy nâu, từ đó hạn chế bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, đồng thời ít bị bệnh đạo ôn nên nông dân giảm phun thuốc. Ngoài ra, lúa cứng cây, ít đổ ngã và dễ bán nên được nhiều người chọn canh tác”.
Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Hè thu năm nay, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ xuống giống 76.700ha và chia ra làm 3 đợt gieo sạ. Đợt 1 từ ngày 15 đến 21-3, đối với các vùng ít bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn như: huyện Châu Thành A, các xã phía Bắc của huyện Vị Thủy và phía Tây của huyện Phụng Hiệp; đợt 2 từ ngày 13 đến 19-4, đối với vùng bị ảnh hưởng nhẹ của xâm nhập mặn như huyện Phụng Hiệp, một số xã phía Nam của huyện Vị Thủy và một số phường của thành phố Vị Thanh; đợt 3 xuống giống khi mùa mưa bắt đầu và dứt điểm trước ngày 30-5. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thời tiết, thủy văn, mật số rầy nâu di trú ở từng vùng mà mỗi địa phương sẽ xây dựng lịch thời vụ riêng cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối với giống lúa, khuyến cáo nông dân ưu tiên gieo sạ OM 5451, OM 6976, OM 2517, OM 4900, ST 24…
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hán đang diễn ra gay gắt, sở đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương cần tham mưu tốt cho lãnh đạo huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo dõi và khuyến cáo người dân sản xuất, thu hoạch lúa Đông xuân đạt thắng lợi. Đồng thời, xây dựng kế hoạch xuống giống lúa Hè thu cho phù hợp với từng vùng nhằm hạn chế bị ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn. Đặc biệt, khuyến cáo nông dân không xuống giống lúa Hè thu ngoài lịch thời vụ của địa phương, nhất là ở những vùng có nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt trong mùa khô này và vùng có mật số rầy nâu di trú nhiều…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
顶: 52381踩: 9
【ket qua bong da a league】Rộn ràng trên những cánh đồng
人参与 | 时间:2025-01-10 23:51:05
相关文章
- 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- Cuộc đời vận động viên nổi tiếng thành diễn viên khiêu dâm sau biến cố
- Đám cưới 'có một không hai' của cặp đôi bác sĩ trong mùa Covid
- Lào Cai: Cấp miễn phí thẻ QR cho lao động làm việc tại cửa khẩu Kim Thành
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Sao 'Tình dục là chuyện nhỏ' 42 tuổi lấy chồng 24, thẩm mỹ nhiều lần
- Những bãi biển màu hồng dành cho du khách ưa lãng mạn
- Nữ sinh được tìm kiếm sau chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’
- Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- 8 năm rời bỏ vợ con, chồng trở về giữa đêm khiến tôi lâm cảnh khó xử
评论专区