您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ti so bong da anh】"Miếng bánh" lớn ngành dược đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Cúp C21人已围观

简介Dược phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng, thu hút nhiều ...

quotmieng banhquot lon nganh duoc dang hap dan cac nha dau tu

Dược phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng,ếngbánhampquotlớnngànhdượcđanghấpdẫncácnhàđầutưti so bong da anh thu hút nhiều DN tham gia. Ảnh: ST.

Thời cơ, thách thức đan xen

Dược phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng, thu hút nhiều DN tham gia. Nhiều nhà đầu tư ngoại đang gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua mua lại cổ phần của các công ty dược phẩm hàng đầu trong nước. Một số thương vụ đình đám đã hoàn tất gần đây như Tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai Ba Lan là Adamed Group bỏ ra 50 triệu USD để thâu tóm 70% cổ phần của DN dược Đạt Vi Phú (Davipharm). Hay Tập đoàn Abbott, Mỹ nắm quyền chi phối với tỉ lệ sở hữu 51,69% cổ phần tại Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco. Một thương vụ khác là Taisho, tập đoàn dược phẩm đứng trong top 4 Nhật Bản, đã trở thành cổ đông lớn của Dược Hậu Giang với tỉ lệ sở hữu 24,4%. Ở trong nước, sự tham gia của Tập đoàn Vingroup cũng cho thấy sức hấp dẫn của ngành này hiện đang rất lớn.

Theo các chuyên gia ngành dược, xu hướng vốn ngoại chảy mạnh vào ngành dược được nhìn nhận là cơ hội để DN dược Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Song việc gia tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn khiến cho cục diện cạnh tranh trên thị trường sẽ càng khốc liệt. Dễ thấy trong cuộc chiến này, các nhà đầu tư ngoại, tập đoàn lớn đang chiếm ưu thế nhờ tiềm lực tài chính mạnh mẽ, năng lực nghiên cứu và phát triển, bề dày kinh nghiệm so với đại đa số các DN nội có quy mô chỉ vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, khi mua nhà máy hay công ty dược trong nước, các DN ngoại không đặt mục đích sở hữu cơ sở vật chất mà muốn hướng mục tiêu đến thị trường công ty họ mua đang nắm giữ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lựa chọn ngành dược là thử thách kinh doanh tiếp theo của Tập đoàn Vingroup, bà Phan Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vinfa cho rằng, việc đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm được coi là một bước đi mới, phục vụ chiến lược mở rộng lĩnh vực y tế của Tập đoàn Vingroup nhằm hiện thực hóa sứ mệnh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt. “Thông qua Vinfa, chúng tôi mong muốn nghiên cứu, sản xuất, xuất nhập khẩu những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý và các bài thuốc cổ truyền của dân tộc. Mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa là sản xuất và kinh doanh các bài thuốc Đông y và các loại thuốc Tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu”, bà Hương cho biết.

Trước xu thế tấn công ào ạt của các tập đoàn ngoài ngành, tập đoàn nước ngoài vào ngành Dược, quan điểm của bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần dược phẩm Takichi Việt Nam cho hay, nếu nói không tạo sức ép cho DN khác là không đúng, tuy nhiên áp lực song cũng là động lực cho DN mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. “Thị trường dược phẩm như miếng bánh lớn, không DN nào có thể bao trọn nên cơ hội luôn thuộc về những DN có tầm nhìn, chiến lược, đầu tư bài bản và kinh doanh có tâm, đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên hết”, bà Nga nói.

Mỗi DN cần có chiến lược riêng

Để tồn tại, trụ vững và phát triển trong bối cảnh sức ép cạnh tranh lớn như hiện nay, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dược mỹ phẩm CVI, DN còn khá non trẻ trong ngành, cho rằng, khi thị trường dược phẩm có sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn có nguồn vốn dồi dào, đầu tư bài bản, việc đấu thầu thuốc sẽ công khai, các hãng dược trên thế giới tham gia bình đẳng với các DN trong nước nên sẽ có cạnh tranh khốc liệt và phần hạn chế có thể sẽ rơi vào DN nội khi công nghiệp dược của chúng ta còn yếu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK và chưa đầu tư các nhà máy hóa dược và các vùng nguyên liệu tập trung.

Theo ông Phan Văn Hiệu, khi các DN nước ngoài, tập đoàn lớn đầu tư vào ngành dược, sân chơi của ngành không chỉ dành cho nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất của Tổ chức Y tế thế giới mà các DN Việt có quy mô vừa và nhỏ cũng cần đầu tư vốn để xây dựng nhà máy đạt chuẩn của châu Âu và tiêu chuẩn thực hành sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ mới đủ sức cạnh tranh với các DN khác trên thế giới.

Nhìn ở một góc độ khác, bà Lisa Huyền, Giám đốc Công ty Vina Semex, sân chơi ngành dược càng mở rộng, các DN càng có sức để thể hiện năng lực kinh doanh, cam kết chất lượng sản phẩm bởi hiện nay vấn đề lớn nhất của DN dược Việt Nam chính là việc kiểm soát chất lượng, bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất an toàn, ổn định đang tồn tại nhiều hạn chế. “Các DN dược Việt phải khắc phục điều này đồng thời đảm bảo các khâu tiếp theo như chế biến và phân phối được thực hiện bài bản”, bà Lisa Huyền nói.

Là một DN chuyên NK sản phẩm từ nước ngoài, bà Lý Thị Kim Dung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK Hưng Thắng cho rằng, một điểm yếu khác của hầu hết các DN dược trong nước là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, gây khó khăn cho công tác quản lý một khi tỉ giá biến động. Vì vậy, bên cạnh chú trọng đầu tư nhà máy sản xuất, việc xây dựng chuỗi nguyên liệu riêng, cải thiện chuỗi giá trị gia tăng sẽ là hướng đi cần thiết để các DN nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ lớn bên ngoài. “Ngoài ra mỗi DN cần có chiến lược phát triển riêng, phù hợp với thực lực, điều kiện của DN mình, không tham lam, quá sức để đạt hiệu quả cao, nếu cố làm những việc mà bản thân DN không đủ thực lực cũng giống việc mặc một tấm áo quá rộng khi cơ thể quá gầy sẽ không phù hợp”, bà Dung nói.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Thị trường dược phẩm Việt sẽ là "điểm nóng"

Với dân số hơn 90 triệu người, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao do tuổi thọ tăng, mức sống cải thiện, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế được cải tiến, cơ chế chính sách thông thoáng hơn, thị trường dược phẩm Việt Nam hứa hẹn sẽ là “điểm nóng” trong khu vực những năm tới. Tuy nhiên, để vào sân chơi mới, không chỉ các công ty dược trong nước phải thay đổi mà cả ngành công nghiệp dược Việt Nam cần chủ động chuyển mình, tập trung đầu tư vào công nghệ, nhân lực, phát triển vùng dược liệu lợi thế. Thực tế cho thấy hiện các công ty dược trong nước hiện vẫn mới chỉ tập trung sản xuất các loại thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém dẫn đến tình trạng vừa cạnh tranh nội bộ ngành, vừa phải cạnh tranh với các thuốc generic nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Phó Giám đốc Traphaco SaPa, Lê Quân: Phải chủ động nguồn nguyên liệu đạt chuẩn

Yếu tố quan trọng mà các DN dược cạnh tranh nhau để vươn lên đó là việc nghiên cứu các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân. Rõ ràng, khi thị trường dược phẩm Việt Nam ngày càng có sự phân hóa sâu sắc, việc đẩy mạnh nghiên cứu, cho ra đời những loại thuốc có chất lượng, giá thành cạnh tranh với thuốc ngoại, mang giá trị của Việt Nam đang được các công ty dược lưu tâm hàng đầu. Để làm được điều này, các DN cần chủ động được nguồn nguyên liệu đạt chuẩn. Song việc này không hề dễ dàng, đòi hỏi DN phải nỗ lực bởi việc đầu tư cho vùng trồng dược liệu trong nước chắc chắn phải chịu lỗ trong thời gian đầu. Chưa kể, tại nhiều vùng trồng dược liệu, người trồng đều là dân tộc thiểu số, DN phải mất nhiều công sức để hướng dẫn họ thay đổi tập quán trồng trọt, chăm sóc cây dược liệu.

Tags:

相关文章