【truwcj tieeps bóng đá】Đề xuất gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất: Phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao
Nhiều đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 sẽ có nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất kinh doanh vượt qua dịch bệnh.
PV: Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn là khoảng 80.200 tỷ đồng. Bà đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Bà Nguyễn Thị Cúc: Như chúng ta đã biết, dịch Covid-19 đã và đang tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của nước ta như: vận tải, dịch vụ du lịch; dịch vụ khách sạn, ăn uống; sản xuất, chế biến liên quan đến nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu từ các nước có dịch bệnh, đặc biệt là từ Trung Quốc; các lĩnh vực nông lâm thủy hải sản và các lĩnh vực liên quan khác như thương mại, vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ... đều bị ảnh hưởng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có vốn mỏng, khả năng cạnh tranh thấp, vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn bởi dịch bệnh hoành hành.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và ứng phó với dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, với tổng số tiền thuế và tiền thuê đất đề xuất gia hạn là 80.200 tỷ đồng. Việc gia hạn này nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở dùng tiền thuế, tiền thuê đất giãn nộp để làm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất kinh doanh vượt qua dịch bệnh. Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp trong lúc dự toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 chưa được điều chỉnh.
Bà Nguyễn Thị Cúc |
Tuy nhiên, tôi cũng cũng có phần băn khoăn về phần thu NSNN của năm nay, vì 80.200 tỷ đồng là số gia hạn nộp vẫn cố gắng thu trong năm 2020 để không vượt tài khóa năm 2020. Nhưng, khoản hụt thu thực tế do Covid-19 gây ra là quá lớn, vì suy thoái, sụt giảm về kinh tế của doanh nghiệp tương ứng với giảm thu. Việc gia hạn thời gian nộp thuế, có nghĩa sẽ giảm thu 10% thuế giá trị gia tăng (GTGT); thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chiếm tỷ trọng lớn trong số thu NSNN sẽ không còn để nộp. Kinh tế khó khăn, người lao động nghỉ, giảm ngày làm việc, dẫn đến thu nhập thấp, điều này cũng sẽ làm giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN)... Tất cả đều đè lên gánh nặng thu NSNN, trong lúc Việt Nam chúng ta đã tăng chi rất lớn để khắc phục hậu quả Covid-19. Dù khó khăn như vậy, dù vẫn phải gồng mình để thu NSNN, nhưng Bộ Tài chính vẫn đề xuất gia hạn nộp thuế, đây là việc làm đầy tính nhân văn và nghĩa đồng bào. Tôi thiết nghĩ, doanh nghiệp, người nộp thuế cũng cần chung tay, sẻ chia với với đất nước, với chiếc bánh thu NSNN đang giảm dần và chi thì phình to ra.
PV: Cũng theo dự thảo nghị định, phạm vi gia hạn tập trung chủ yếu vào các sắc thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN. Theo lý giải của Bộ Tài chính, những sắc thuế này đang được áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Bà có đồng ý với quan điểm này không?
- Bà Nguyễn Thị Cúc: Việc lựa chọn gia hạn sắc thuế nào phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người nộp thuế và có khả năng thực hiện được, mang lại kết quả thực tế cho người nộp thuế, tránh tình trạng việc gia hạn chỉ mang tính lý thuyết, không có tính khả thi. Ví dụ, nếu áp dụng giải pháp miễn thuế TNDN trong thời điểm này thì không khả thi, bởi doanh nghiệp đang khó khăn, doanh thu giảm (thậm chí không còn doanh thu), chi phí tăng (do vẫn duy trì tồn tại doanh nghiệp, trả lương cho người lao động), dẫn đến lỗ thì sẽ không có thuế TNDN để được miễn giảm, giải pháp đưa ra sẽ mang tính lý thuyết, không thực tế.
Riêng thuế GTGT do nằm trong giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nên dù có thua lỗ nhưng cứ có phát sinh doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì phát sinh tiền thuế, phải nộp thuế… Do vậy, tôi đánh giá rất cao đề xuất của Bộ Tài chính trong gói giải pháp lần này, đó là gia hạn tập trung chủ yếu vào các sắc thuế GTGT phát sinh thực tế, thuế TNDN còn nợ đọng số phải nộp theo số liệu quyết toán thuế năm 2019 và cả số thuế tạm nộp hàng quý đối với những đơn vị có phát sinh lãi trong quý I, quý II/2020; thuế TNCN của hộ, các nhân kinh doanh. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Có thể khẳng định rằng, giải pháp này có tính thực tiễn và khả thi cao, được áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19.
PV: Đối tượng gia hạn áp dụng với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề với dịch Covid-19 như: hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; vận tải; dịch vụ ăn uống; du lịch... Ý kiến của bà về đề xuất này như thế nào?
- Bà Nguyễn Thị Cúc: Về đối tượng gia hạn thuế GTGT, TNDN đối với các doanh nghiệp, tổ chức và gia hạn thuế GTGT, thuế TNCN đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề với dịch Covid-19 như: hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; vận tải; dịch vụ ăn uống; du lịch… theo dự thảo của nghi định là hoàn toàn phù hợp. Nói cách khác, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình này được sử dụng 80.200 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, Chính phủ đã giành khó khăn về mình để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, chắc chắn giải pháp này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thêm nguồn lực tài chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong mùa dịch bệnh và hỗ trợ thị trường, góp phần đạt mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế năm 2020 đã được Quốc hội thông qua.
PV: Thời gian gia hạn đối với thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc đề xuất thời gian gia hạn như trên cơ hợp lý không, thưa bà?
- Bà Nguyễn Thị Cúc: Theo tôi, tại thời điểm này việc gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất là 5 tháng là phù hợp. Tuy nhiên, nếu chưa đẩy lùi được dịch bệnh thì có thể nghiên cứu xem xét giải quyết gia hạn tiếp cho doanh nghiệp. Nhân đây, tôi đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc nghiên cứu, có thể trình Chính phủ cho phép bổ sung khoản hỗ trợ của các tổ chức sản xuất kinh doanh bằng tiền, hiện vật nhằm đẩy lùi, khắc phục dịch Covid-19. Nếu có đủ chứng từ hợp lệ thì được tính vào chi phí được trừ làm căn cứ tính thuế TNDN như hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lụt để khuyến khích các doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ trong giai đoạn khó khăn này.
PV: Xin cảm ơn bà!
Nhật Minh (thực hiện)
相关推荐
- Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- Nâng cao đời sống người dân
- Thành phố Vị Thanh: 5 sản phẩm đạt OCOP
- Huyện Vị Thủy: Tất bật chỉnh trang đô thị đón tết
- Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- Tăng tốc thi công nâng cấp các hẻm, đường nội ô thành phố Vị Thanh
- Trồng mía bán chục lãi hơn 8 triệu đồng/công
- Sản lượng ít, giá gương sen tăng mạnh