游客发表

【kết qua bong da ngoai hang anh】Người đảng viên trung kiên, mẫu mực

发帖时间:2025-01-10 07:56:44

Ông Hai Thài (bên trái,ườiđảngviecircntrungkiecircnmẫumựkết qua bong da ngoai hang anh ảnh chụp năm 2015). Ảnh: Tiến Bình

Qua chị Huỳnh Thị Minh Tuyết (chị Bảy Tuyết) kể lại, ông là cán bộ tham gia phong trào Việt Minh rất sớm ở quê nhà. Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, ông trong đoàn cán bộ tập kết ra Bắc. Ở miền Bắc, ông được học tập, bồi dưỡng trình độ văn hóa, học tập chính trị và được phân công một số công việc ở cơ quan ban thống nhất Trung ương. Đến cuối năm 1962, ông được giao nhiệm vụ hành quân vượt Trường Sơn vào Nam công tác và chiến đấu. Ròng rã hơn 3 tháng vượt Trường Sơn, khi vào đến miền Nam, ông được phiên chế về Ban Tuyên huấn khu VI. Sau đó, khoảng giữa năm 1963 ông được phân công điều động về công tác tại Ban Tuyên huấn tỉnh Phước Long, cơ quan này do ông Ba Thiều, Tỉnh ủy viên được phân công phụ trách. Ông Hai Thài và chị Bảy Tuyết đã có thời gian công tác chung cơ quan là Ban Tuyên huấn tỉnh Phước Long.

Tháng 6-1960 tại căn cứ suối Đak Có, tỉnh Phước Long mới được thành lập, lúc đầu gọi là Ban cán sự tỉnh Phước Long gồm có bí thư, 2 phó bí thư và một số ủy viên ban cán sự. Bí thư Ban cán sự đầu tiên là đồng chí Ba Thu (tên thật là Phạm Thuận), Phó bí thư là 2 đồng chí Bảy Cổ và Ba Phú. Đến năm 1963, đồng chí Ba Thu được Trung ương Cục điều về làm Trưởng ban Dân y Miền và đồng chí Tư Nguyện tên thật là Đỗ Văn Nuông từ Lâm Đồng được điều động về làm Bí thư Ban cán sự. Phó bí thư Ban cán sự lúc này là đồng chí Ba Phú, đồng chí Bảy Cổ do bị bệnh nên mất trước đó. Do yêu cầu nhiệm vụ, ban cán sự lúc này được tăng cường thêm đồng chí Hai Phong, tên thật là Trương Văn Nghỉ phụ trách quân sự và đồng chí Ba Khanh tên thật là Trần Ngọ Khanh phụ trách kinh tài. Quân số của Ban cán sự và các ban, ngành lúc này vỏn vẹn có 30 người. Căn cứ của ban cán sự và các cơ quan tham mưu phục vụ lúc này đóng rất sâu trong rừng thuộc các buôn sóc của đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông thuộc khu vực sóc Đak Có, thuộc địa bàn huyện Bù Gia Mập ngày nay.

Do đơn vị mới thành lập đầu năm 1960, lực lượng nhìn chung rất nhỏ bé nên nhiệm vụ chính trị đặt ra lúc bấy giờ là bám dân tuyên truyền, vận động nhân dân không nghe theo lời địch, bám trụ lại buôn sóc sản xuất xây dựng làng, xã chiến đấu…

Là cán bộ người Kinh, không biết tiếng dân tộc nhưng ông Hai Thài được phân công cùng với một số người khác đeo bám làm công tác tuyên truyền, vận động tại các buôn sóc vùng này. Sau này có dịp công tác tiếp xúc gần gũi, ông cho biết khó khăn nhất lúc đầu đó là ngôn ngữ để giao tiếp nên phải tích cực học tập để có thể nói chuyện, tâm tình, trao đổi với đồng bào, mới đem chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng nói cho đồng bào nghe để đồng bào tin và làm theo. Khó khăn thứ hai là phải tìm hiểu rất kỹ về phong tục tập quán của đồng bào, không được hời hợt sai phạm vào những điều cấm kỵ; đồng thời thực hiện 3 cùng với đồng bào: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, vì vậy phải đi sâu nắm bắt tâm lý tình cảm, làm như thế nào để đồng bào tin, yêu thương, quý mến thì sẵn sàng cưu mang, đùm bọc chở che và sẽ làm theo những lời cán bộ cách mạng hướng dẫn. 

Từ năm 1963-1975, trước lúc tỉnh Phước Long và miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông là một trong những cán bộ bám trụ, công tác lâu nhất ở các buôn sóc của đồng bào khu vực các sóc Đak Có, Đak U - Đak Ơ, Bù Xiêng… Bà con dân tộc ở đây rất thương yêu và tín nhiệm ông. Bởi ông là cán bộ rất tích cực, luôn gần gũi, gắn bó và chỉ dẫn cho đồng bào biết cách làm ăn, tham gia các hoạt động cách mạng, đặc biệt cách tổ chức bố phòng, đánh địch lấn chiếm. Xã Đak Ơ - nơi ông công tác trong 12 năm thời kỳ chiến tranh đã có rất nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu. Đồng bào các buôn sóc ở đây rất tin và nghe theo Đảng, trình độ giác ngộ cách mạng ngày được nâng cao. Nhiều con em đồng bào đã trưởng thành, tiến bộ, là đảng viên, cán bộ, là chỉ huy của các lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương. Ông được mọi người thương yêu, quý trọng, tôn vinh như “già làng”, là “bớp”, tức người cha già của họ.

Năm 1975, tỉnh Phước Long được giải phóng, cả miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Năm 1976, xã Đak Ơ được thành lập. Do là người thông thạo địa hình gắn bó lâu năm, lại có uy tín lớn với bà con dân tộc ở đây, ông được chỉ định làm Bí thư Xã ủy kiêm Chủ tịch đầu tiên của xã này. Sau vài tháng cũng trong năm 1976, Đại hội Đảng bộ xã Đak Ơ lần đầu tiên được tổ chức. Đại hội đã bầu chính thức Ban chấp hành, Ban thường vụ và Bí thư Xã ủy. Do cân nhắc yếu tố dân tộc, xã Đak Ơ lúc này có hơn 90% là đồng bào dân tộc S’tiêng nên việc lựa chọn Bí thư Xã ủy ở đây phải ưu tiên là một cán bộ người dân tộc thiểu số mới được đào tạo trưởng thành. Do đó, ông Điểu Mác là Bí thư Xã ủy đầu tiên; còn ông Hai Thài giữ vị trí Phó bí thư, Chủ tịch xã. Theo phân tích, vì Chủ tịch xã là người trực tiếp điều hành kinh tế - xã hội phải nắm chắc luật lệ, giỏi tính toán nên quyết định ông Hai Thài là phù hợp nhất. Lúc này, với vai trò là Huyện ủy viên, Bí thư Huyện đoàn Phước Long nên tôi cũng biết được sự bàn bạc tính toán của lãnh đạo huyện, bố trí ông Hai Thài tuy là Phó bí thư nhưng làm Chủ tịch, giữ ông lại công tác ở vùng trọng yếu biên giới, dân tộc với địa bàn rộng lớn, chiến lược, cũng có ý là vì chính sách dân tộc. Đó là “đoàn kết - tương trợ”, giúp đỡ cán bộ người dân tộc thiểu số trưởng thành. 

Ở cương vị công tác mới, mỗi công việc được phân công bố trí ông đều chấp hành, có thái độ tích cực, lạc quan và tự hào vì được Đảng tin tưởng giao nhiệm vụ…

Năm 1976, với những thành tích bám trụ và chiến đấu kiên cường, trong kháng chiến quân và dân Đak Ơ đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thành tích vẻ vang này, tôi biết có sự đóng góp trực tiếp rất lớn của ông.

Khi xã Đak Ơ được thành lập, với cương vị công tác của mình, tôi có nhiều lần về xã công tác với vai trò là Bí thư Huyện đoàn. Thời kỳ này, tỉnh Sông Bé mới được sáp nhập từ 2 tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Phước. Cả nước vừa trải qua cuộc chiến tranh ác liệt, bị tàn phá nặng nề, lại trong tình thế bị bao vây cấm vận, cộng với rất nhiều sai sót, khiếm khuyết của cơ chế cũ… Kinh tế của đất nước lúc này hết sức khó khăn, đặc biệt là khan hiếm lương thực thực phẩm, tư tưởng của quần chúng nhân dân hết sức băn khoăn, lo lắng… Đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong lúc này là phải vận động thanh niên tiến quân vào mặt trận sản xuất nông nghiệp, phải góp công, góp sức giải quyết bài toán khó khăn thiếu thốn về lương thực thực phẩm. Tại huyện Phước Long và xã Đak Ơ lúc bấy giờ được tập trung chỉ đạo đó là: Xây dựng phát triển các tập đoàn sản xuất nhằm huy động, phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia vào mặt trận sản xuất, đặc biệt là trồng các loại cây lương thực, hoa màu. Toàn bộ các thôn sóc trên địa bàn của huyện và đặc biệt là xã Đak Ơ, bà con đã tích cực tham gia xây dựng các tập đoàn. Hàng trăm héc ta rẫy mới được trồng lúa, mì, tỉa bắp. Những diện tích đất cũ thì được khuyến khích trồng lại cây mì và xen cây điều. Có thể nói, phong trào thi đua sản xuất, xây dựng tập đoàn sản xuất ở xã Đak Ơ phát triển hết sức mạnh mẽ, là điểm sáng, điển hình tiên tiến, là lá cờ đầu lúc bấy giờ. Khi đã có hàng ngàn héc ta mì được trồng đến khi thu hoạch vào mùa khô tháng 10, 11 thì Tỉnh đoàn Sông Bé, Huyện đoàn Phước Long vận động lực lượng thanh niên tình nguyện từ nơi khác về đây thu hoạch mì, xắt lát phơi khô. Nếu ai có dịp vào Đak Ơ thời gian này sẽ thấy trên là trời, ở dưới là trắng đồng mì lát. Mì khô Đak Ơ lúc bấy giờ có hàng ngàn tấn được thu mua, cung cấp lượng lớn lương thực cho tỉnh Sông Bé, đây là thành tích lớn, đặc biệt xuất sắc lúc bấy giờ…

Phong trào ở xã Đak Ơ không chỉ nổi trội về việc xây dựng tập đoàn sản xuất cung cấp lượng lớn lương thực cho huyện, cho tỉnh, mà còn là tấm gương sáng của cuộc vận động tách hộ lập vườn, định canh định cư. Có thể nói, cuộc vận động định canh định cư, tách hộ lập vườn là cuộc cách mạng lớn trong vùng đồng bào dân tộc. Bởi vì, nó làm biến đổi căn bản tập quán thói quen lâu đời, trong đó có cả thói quen lạc hậu, mê tín dị đoan. Kết quả đó không chỉ do kiên trì khéo léo trong việc vận động, chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo lúc bấy giờ mà còn được bắt nguồn từ trước đó, người dân Đak Ơ đã có hơn chục năm sống kiên cường trong vùng giải phóng. Và được ông “già làng” Hai Thài là người có trách nhiệm, tâm huyết, gắn bó cầm tay chỉ vẽ cho đồng bào biết cách làm ăn, làm cách mạng.

Một loại cây trồng xen, đó là cây điều khi cho thu hoạch rất có giá trị kinh tế, gia tăng thu nhập cho đồng bào. Đây cũng là loại cây trồng có giá trị lịch sử, góp phần mang lại kết quả cho cuộc vận động định canh định cư, đem lại niềm tin, sự sống mới cho đồng bào. Khi cây điều, vườn điều là tài sản thì đồng bào làm nhà gắn liền với vườn rẫy để quản lý thu hoạch điều, vì điều có giá trị gấp 5-10 lần cây lương thực ngắn ngày, hơn nữa lại không kén đất như các loại cây trồng khác. Đó là nguồn căn để bà con bỏ dần tập quán nay đây mai đó, phá rừng làm rẫy. Khi đã có cái ăn, cái mặc, có của để dành thì không cần phải gian nan, vất vả phá rừng, vi phạm pháp luật nữa.

Có thể nói, trong nhiều năm liền thành tích chiến công của xã Đak Ơ cứ tiếp nối. Thế nên từ xã nghèo, đời sống dân cư khó khăn, cuộc sống dựa vào tự nhiên, nay đây mai đó, phá rừng làm rẫy thì chỉ vài năm sau đó Đak Ơ đã có sự cải thiện đáng kể về đời sống sinh hoạt của người dân. Rất nhiều hộ trở nên giàu có, khá giả, con cái được học hành, bệnh đau được chữa trị; an ninh trật tự trên địa bàn xã dân tộc này luôn được giữ vững một phòng tuyến vững chắc ở biên giới, một địa bàn mà bọn phản động Fulro không thể xâm nhập. Một sự phát triển kỳ diệu trong cơ cấu sản xuất giống cây trồng ở Đak Ơ, đó là từ những mảnh đất trồng lúa, bắp năm xưa thì nay có hơn 90% diện tích cây điều - loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế. Cây điều đã giúp bà con dân tộc thiểu số ở Đak Ơ no ấm, đời sống phát triển khấm khá hơn. Cây điều Bình Phước nổi tiếng nhất ở trong nước và quốc tế thì điều của Phước Long, Đak Ơ được xác định là ngon nhất, tốt nhất.

Với công lao to lớn liên tiếp trong 2 năm 1978-1979, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đak Ơ được tặng 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Hai; năm 1985 được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Những thành tích nổi bật, đặc biệt xuất sắc của xã Đak Ơ suốt 12 năm trong thời chiến và 20 năm thời bình có vai trò rất to lớn của ông Hai Thài. Có thể nói, ông là một nhân tố quyết định. Với 13 năm bám trụ địa bàn, 20 năm liên tiếp làm chủ tịch xã, trải qua 5 kỳ đại hội Đảng bộ bầu lại cấp ủy, ông vẫn tiếp tục được phân công là Phó bí thư, Chủ tịch xã đến lúc được nghỉ hưu vào năm 1995.

Ông Hai Thài có 38 năm bám trụ công tác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp công, góp sức xây dựng nên Đak Ơ - xã anh hùng. Công lao của ông đã góp phần biến một vùng đất từ những cây ngắn ngày trở thành vùng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói vào đến Đak Ơ, ta sẽ nhìn thấy quang cảnh “trên trời, dưới điều”. Công lao của ông đã được đồng bào trong xã và những người biết về ông ghi nhận, đó là làm thay đổi cuộc sống một bộ phận dân cư trong vùng đất này. Biết bao gian nan, vất vả nhưng ông luôn tâm huyết, lạc quan, tận tâm tận lực cống hiến.

Đầu năm 2018, nghe tin ông Hai Thài bị bệnh nặng, tôi cùng một số anh chị em quen biết vào thăm. Ông mệt nhưng vẫn cố gắng ngồi dậy nói chuyện. Nhìn thần thái và căn bệnh của ông, tôi biết có lẽ đây là lần cuối cùng được gặp ông. Sau đó, chúng tôi xin phép ông ra về. Khi chúng tôi đi ra ngoài, ông vẫy tay gọi chị Bảy Tuyết lại có điều gì muốn nói. Một lúc sau, chị Bảy Tuyết ra rơm rớm nước mắt, xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về nguyện vọng cuối cùng của ông là ráng sống để đến khi được đón nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Tôi quá xúc động liền quay qua hỏi đồng chí Lân, Bí thư Huyện ủy đi cùng về trường hợp này. Đồng chí Lân trả lời, trường hợp của ông Hai Thài còn 1 năm hoặc hơn 1 năm mới đến hạn… Nhìn thể trạng ông yếu đuối, hơi thở thều thào, không biết ra đi lúc nào nhưng ước muốn của ông - người đảng viên mẫu mực, chỉ mong sống lâu hơn để đến ngày được đón nhận huy hiệu cao quý của Đảng. Tôi thấy đau xé trong lòng vì thương ông, kính trọng ông. 

Vài tháng sau, ngày 26-9-2018 được tin ông Hai Thài qua đời. Với hơn 80 năm tuổi đời, 69 năm tuổi Đảng, hơn 2/3 cuộc đời ông đã hy sinh, tận hiến cho cách mạng, cho nước, cho dân. Dù chỉ giữ trọng trách ở cương vị là Chủ tịch UBND xã, ông đã cống hiến, làm được rất nhiều việc lớn lao, làm thấy mặt, đặt được tên nhưng đến khi cuối cuộc đời có một ước nguyện cũng không thực hiện được, đó là nguyện ước chân chính của bản thân.

Ông Hai Thài - tấm gương sáng trong, mẫu mực, cả cuộc đời vì Đảng, vì dân rất đáng để chúng ta noi gương, học tập và làm theo. Đặc biệt trong giai đoạn của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4…, giai đoạn mà Đảng ta, dân tộc ta rất cần có nhiều thêm những đảng viên, cán bộ như thế.

Nguyễn Văn Thỏa
nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước

    热门排行

    友情链接