您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【puebla đấu với toluca】Những nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục trong năm học mới 2019 正文

【puebla đấu với toluca】Những nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục trong năm học mới 2019

时间:2025-01-26 00:44:03 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

22 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2019-2020. Ảnh: ĐHNhiều vấ puebla đấu với toluca

nhung nhiem vu lon cua nganh giao duc trong nam hoc moi 2019 2020
22 triệu học sinh,ữngnhiệmvụlớncủangànhGiáodụctrongnămhọcmớpuebla đấu với toluca sinh viên trên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2019-2020. Ảnh: ĐH

Nhiều vấn đề còn tồn tại từ năm học cũ

Hiện ngành Giáo dục đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nhiều vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm nhưng chưa được giải quyết triệt để như: Lạm thu đầu năm, thừa thiếu giáo viên, quy hoạch mạng lưới các trường học, nâng cao chất lượng dạy và học… khiến cho dư luận xã hội còn những lo lắng.

Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2018-2019, công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương vẫn còn bất cập. Nguyên nhân là do một số địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp mầm non, chưa dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non, đặc biệt là khu vực có các khu công nghiệp, khu chế xuất; công tác sáp nhập trường, lớp chưa thực hiện tốt trách nhiệm phát triển trường, lớp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Không chỉ có vậy, năm học vừa qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống; công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông chưa hiệu quả; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỉ lệ phòng học kiên cố thấp.

Đặc biệt, sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở một số địa phương (như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La); phần mềm chấm thi trắc nghiệm tuy cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi nhưng vẫn còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi, nhất là khi người dùng thực hiện gian lận có tổ chức và có chủ đích từ trước. Gần đây, Bộ GD&ĐT đã quyết định xem xét kỷ luật 13 cán bộ của ngành Giáo dục do để xảy ra những sai phạm trong khâu chấm thi. Mặc dù những sai phạm này đã được làm sáng tỏ, nhiều cán bộ đã bị kỷ luật song đã để lại nhiều hệ lụy cho xã hội.

Năm học 2018-2019, tại các địa phương như Hà Nội, Nghệ An… nhiều giáo viên hợp đồng đã phải làm đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng do những bất cập trong tuyển dụng, kí hợp đồng lao động. Từ thực tế này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng nêu những bất cập tại một số địa phương việc quy hoạch, phát triển trường học còn chậm. Vấn đề đội ngũ giáo viên vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, dẫn tới bất cập trong điều hành quản lý. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng giáo viên hợp đồng, tuyển dụng giáo viên còn bất cập ở một số địa phương. Chính sách đội ngũ giáo viên còn chưa thực hiện được như: Thang bảng lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, chế độ phụ cấp cho nhà giáo… Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa khẳng định, tới đây, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT để báo cáo Chính phủ quan tâm đến xây dựng thể chế để thu hút đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng. Đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương thức đào tạo, chương trình bồi dưỡng...

Năm học 2019-2020 là năm bản lề thực hiện Chương trình GDPT phổ mới, do đó vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đang là bức thiết. Đứng ở góc độ là đơn vị đào tạo giáo viên, ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định, đội ngũ giáo viên quyết định sự thành công đổi mới giáo dục, vì thế việc quan trọng đầu tiên là cần thay đổi nhận thức, phương pháp và cách thức quản lý giáo dục. Ông Minh cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có định chuẩn về chức danh đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, từ đó có các chương trình bồi dưỡng hiệu quả. Cùng với đó, công bố cụ thể số liệu thừa, thiếu giáo viên để xã hội, người học biết.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Minh, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện chương trình bồi dưỡng cho các trường sư phạm, nhưng cần quyết liệt hơn, tạo sự kết nối giữa các trường đại học sư phạm, trường cao đẳng sư phạm để chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Với Chính phủ, ông Minh kiến nghị cần sớm cấu trúc lại hệ thống các trường sư phạm, để đầu tư hiệu quả. Theo đó, việc sắp xếp hệ thống trường sư phạm cần tạo ra các phân khúc: Trường chủ lực, trường địa phương, kết nối để tận dụng hệ thống các trường cao đẳng để thực hiện bồi dưỡng giáo viên trong tương lai.

5 nhiệm vụ được đề ra trong năm học mới

Năm học 2019- 2020, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 - 2021; triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua. Không chỉ có vậy, ngành Giáo dục cũng cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại của năm học cũ như: Đào tạo giáo viên, quy hoạch các trường đại học, chuẩn bị cơ sở vật chất triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới… Để giải quyết những vấn đề này, ngành Giáo dục cần phải đề ra những giải pháp, mục tiêu cụ thể.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, ngành Giáo dục cần thực hiện tốt năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học. Thứ hai, giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế. Thứ năm, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Từ thực tế của các địa phương và cơ sở giáo dục, phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, trong năm học này ngành Giáo dục cần quan tâm đến một số vấn đề, cụ thể: Tiếp tục quan tâm đến dạy người, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; giảm áp lực hành chính cho giáo viên, xem lại các chuẩn, tiêu chuẩn giáo viên; sinh hoạt Đoàn Đội, giáo dục đạo đức phải đổi mới, tăng cường nhà trường, gia đình, xã hội vào giáo dục đạo đức lối sống. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục cần giải quyết một số vấn đề liên quan đến hệ thống sư phạm và giáo viên, quan tâm đến bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Đối với đại học cần chuyển đại học sang cơ chế tự chủ.