GSTC vĩ mô là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nên cần sự phối kết hợp từ khâu xây dựng chính sách đến khâu thực thi chính sách giữa các cơ quan có liên quan khác nhau. Ảnh: H.VÂN |
Với 10 năm liên tiếp tổ chức,ăngcườnggiámsáttàichínhvĩmôGiảiphápchínhsáchvàcôngnghệkết quả bings đá Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance được công nhận là diễn đàn công nghệ thông tin uy tín trong lĩnh vực tài chính công, trở thành nơi kết nối và chia sẻ thông tin hiệu quả liên quan đến giải pháp công nghệ thông tin trong ngành Tài chính. Mỗi năm, chủ đề hội thảo tập trung vào những vấn đề thời sự, cấp thiết mà ngành Tài chính đang quan tâm, nhằm tìm kiếm những giải pháp công nghệ thông tin để ứng dụng một cách hiệu quả nhất vào phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Tài chính - một trong những ưu tiên hàng đầu triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. | |
Chính sách
Bàn đến vấn đề này, ông Vũ Nhữ Thăng- Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) đánh giá, thời gian qua, khuôn khổ pháp lý cho GSTC vĩ mô ở Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và đổi mới, đã bao quát khá đầy đủ các chủ thể, nội dung cần giám sát. Trong lĩnh vực tài chính công bốn nội dung giám sát chính là: Giám sát huy động nguồn lực tài chính, giám sát quản lý sử dụng nguồn lực tài chính, giám sát các nghĩa vụ tài chính của nhà nước và giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về tài chính công. GSTC DNNN cũng được chú trọng với ba nội dung là: GSTC và hiệu quả hoạt động của DNNN, GSTC DNNN trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn và giám sát thông qua các quy định về phân cấp quản lý DNNN. Hệ thống pháp lý về giám sát cho thị trường chứng khoán và bảo hiểm đã được ban hành khá đầy đủ, phù hợp với từng loại hình thị trường. Quy định giám sát thị trường chứng khoán tập trung ở bốn nội dung là: Giám sát chung thị trường, giám sát giao dịch, giám sát các chỉ tiêu an toàn tài chính của các trung gian tài chính và giám sát công bố thông tin. Quy định giám sát thị trường bảo hiểm tập trung chủ yếu vào việc giám sát an toàn tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Ông Thăng cho biết: Điều đầu tiên cần quan tâm khi củng cố việc GSTC vĩ mô là đồng bộ hóa khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này, phù hợp với đặc điểm và sự vận động của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Trong đó, đối với một số chỉ số tài chính, ngân sách quan trọng nên cân nhắc được luật hóa để đảm bảo tính thực thi cao hơn. Đồng thời, cần tăng cường công tác giám sát, bảo đảm an toàn về nợ quốc gia, chú trọng quản lý rủi ro đối với danh mục nợ. Bên cạnh đó, vì GSTC vĩ mô là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nên cần sự phối kết hợp từ khâu xây dựng chính sách đến khâu thực thi chính sách giữa các cơ quan có liên quan khác nhau với sự phân công, phân định trách nhiệm rõ ràng. Trong đó, việc huy động, sử dụng và vay nợ của hoạt động tài chính công nhấn mạnh vai trò của Bộ Tài chính trong mối tương tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước; GSTC DNNN dựa trên cơ chế phối hợp giữa giám sát của chủ sở hữu (bộ, ngành, địa phương) và giám sát của cơ quan lý Nhà nước chuyên ngành (ở đây là Bộ Tài chính); giám sát thị trường tài chính nổi bật lên vai trò của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, để hình thành hệ thống giám sát quốc gia toàn diện, hiệu lực và hiệu quả, cần hình thành được các cơ chế tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ quan GSTC. Cùng với hai giải pháp trên, ông Thăng cũng nhấn mạnh 3 phương hướng quan trọng, đó là: Xây dựng được các bộ tiêu chí, chỉ tiêu GSTC vĩ mô, trong đó phải phản ánh được các bước phát triển mới của nền kinh tế, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế; thiết lập các cơ chế thu thập và xử lý dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời; tăng cường thực hiện chế độ công khai minh bạch tài chính, ngân sách, mở rộng các hình thức công khai tài chính; tăng cường sự giám sát của cộng đồng và nhân dân. Công nghệ Từ khía cạnh công nghệ, ông Phạm Công Minh- Phó Cục trưởng Cục Tin học tài chính, Bộ Tài chính lại nêu ra một vấn đề khác, đó là hệ thống tổ chức và hoạt động về giám sát nền tài chính quốc gia trong giai đoạn tới cần được xác định thống nhất, để từ đó có thể mô hình hoá được. Theo ông Minh, đây là bài toán không phải chỉ được xác định bởi chính hệ thống GSTC mà ngay cả những người làm CNTT cũng phải tham gia vì đó sẽ là cơ sở để hiểu và thực hiện mô tả tổng quan các nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức một đơn vị độc lập thực hiện giám sát sẽ là khách quan nhưng có thể thông tin sẽ bị hạn chế, nhất là tính kịp thời. Về mặt nghiệp vụ chuyên môn, muốn giám sát phải có hệ thống thông tin dữ liệu theo dõi một cách thường xuyên và linh hoạt. Cũng có nghĩa là phải có một cơ sở dữ liệu (CSDL) mạnh, hỗ trợ cho tìm kiếm nhiều chiều để thực hiện các so sánh phân tích hết sức đa dạng. Xây dựng một trung tâm dữ liệu chứa đủ mọi thông tin cần thiết cho các hoạt động giám sát cần được nghiên cứu rất kỹ, bởi để giám sát nền tài chính quốc gia đòi hỏi khối lượng thông tin rất lớn được thu thập từ nhiều ngành nhiều cấp. Vì vậy, vấn đề khả năng liên thông giữa các CSDL quốc gia hiện có và đang chuẩn bị xây dựng (về con người, đất đai, tài sản quốc gia, doanh nghiệp, thị trường tài chính chứng khoán, tiền tệ, các dòng kinh tế xã hội…) cùng với giải pháp chia sẻ thông tin, kể cả thông tin nguyên bản và thông tin đã xử lý là cần thiết và dưới mọi hình thức. Tiếp theo nữa là từ đó cần tách bạch những gì cần làm, nên làm và thứ tự ưu tiên của chúng - ông Minh nhấn mạnh. Trong các hoạt động giám sát, vấn đề an toàn, an ninh thông tin rất quan trọng, bởi một khi thông tin bị bóp méo, sẽ làm sai lệch các quyết định cuối cùng, gây tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế. Trong thực tế thời gian qua, không ít các cuộc tấn công của tin tặc, thậm chí chỉ là những thông tin rò rỉ, đã tạo ra những “sóng gió” không phải chỉ ở một tập đoàn, mà gây cả những khó khăn đối với cả một quốc gia. Chính vì thế, các giải pháp về an toàn bảo mật thông tin, trong điều kiện mở rộng trao đổi thông tin, tăng khả năng truy cập phục vụ công tác giám sát là vô cùng cấp thiết và không hề đơn giản. Những định hướng giải pháp, các lời tư vấn đều hết sức quan trọng đối với nhu cầu tăng cường giám sát nền tài chính quốc gia. Ngày 27-8-2013, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance 2013 với chủ đề “Tăng cường GSTC Quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ”. Vietnam Finance 2013 sẽ tập trung xem xét vai trò của các giải pháp chính sách đối với việc nâng cao năng lực GSTC cũng như đề ra những giải pháp mới liên quan tới việc sửa đổi, ban hành các chính sách mới nhằm thúc đẩy hệ thống GSTC. Bên cạnh đó, Vietnam Finance 2013 cũng sẽ tập trung khai thác vai trò và tiềm năng của giải pháp công nghệ trong việc nâng cao năng lực GSTC quốc gia và những giải pháp cụ thể được đề xuất tham khảo bởi chuyên gia đến từ các Tập đoàn công nghệ hàng đầu. |
Hồng Vân |