发布时间:2025-01-10 20:25:23 来源:88Point 作者:Thể thao
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Quy trình hỗ trợ lãi suất rất rõ ràng,ườngxuyêngiámsátđảmbảochínhsáchhỗtrợlãisuấtđếnđúngđốitượkết quả bóng đá livescore thuận lợi cho doanh nghiệp | |
Bài toán điều hành lãi suất trước "làn sóng" thắt chặt chính sách tiền tệ | |
Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm |
Chiều 6/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 31/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tham dự, phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 31 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp. |
Đề nghị hỗ trợ 16.000 tỷ đồng lãi suất trong năm 2022
Nhằm mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh các giải pháp điều hành, để hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; cùng ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN để hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định 31.
Theo báo cáo của NHNN, đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng), bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (trên 23.965 tỷ đồng), đồng thời NHNN cũng đã có Thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng ngân hàng thương mại để triển khai sớm chính sách.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, việc triển khai các chính sách hỗ trợ hiện nay không chỉ trong bối cảnh nền kinh tế còn chịu tác động từ đại dịch, mà còn phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, khi nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để ứng phó lạm phát. Do đó, NHNN cũng như các bộ, ngành đã phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Với các nhiệm vụ được giao, theo lãnh đạo NHNN, NHNN đã triển khai ban hành văn bản, hướng dẫn kịp thời tới các ngân hàng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Trình bày báo cáo hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chia sẻ, thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước, quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước. NHNN cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để kịp thời giải đáp vướng mắc của các ngân hàng thương mại; thực hiện việc thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, thanh, quyết toán hỗ trợ lãi suất nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa cho các ngân hàng thương mại.
Lo ngại “cạn” room tín dụng
Tại các điểm cầu trực tuyến, một số địa phương cũng trình bày các ý kiến, nội dung liên quan đến việc hỗ trợ tín dụng để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Võ Tấn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh luôn sẵn sàng tạo điều kiện và đồng hành để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động thuận lợi, nhất là các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất theo quy định. Tỉnh sẽ lắng nghe ý kiến của cộng đồng kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép.
Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại vẫn bày tỏ một số băn khoăn, lo ngại khi triển khai chương trình hỗ trợ này.
Ông Phạm Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, nhiều ngân hàng còn quá thận trọng trong phê duyệt, giải ngân tín dụng nên dòng vốn chưa đến được với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số ngân hàng đã và sắp “cạn” hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng nên cũng tác động đến tiến độ giải ngân gói vay ưu đãi, nhất là khoản vay mới.
Vì thế, vị này đề xuất NHNN cần sớm xem xét nâng room tín dụng cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ vay vốn; các ngân hàng thương mại cần thống nhất cách hiểu về đối tượng được hỗ trợ, quy trình xét duyệt cũng cần nhanh chóng hơn.
Về phía các ngân hàng, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐQT Agribank lại đặt ra một số lo lắng về quy trình, cách thức triển khai, khi nhiều tồn đọng của chương trình hỗ trợ lãi suất vào năm 2009 đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Agribank, hiện tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã đạt 9,35%, cao gấp đôi huy động vốn nên tạo áp lực lớn về lãi suất, nếu ngân hàng đi vào “cuộc đua” tăng lãi suất đầu vào thì lãi suất đầu ra sẽ tăng, doanh nghiệp phải gánh chịu, từ đó tác động đến giá cả hàng hóa và đẩy áp lực lên lạm phát.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank đặt ra lo ngại về khối lượng lớn công việc để xét duyệt, xác định đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo quy định. Ông Hưng cũng đưa ra một số thắc mắc về các khâu quyết toán, kiểm toán… và đề nghị cần sự hỗ trợ, giải đáp của các bộ, ngành liên quan.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Thường xuyên theo dõi, giám sát kết quả triển khai hỗ trợ lãi suất
Sau khi lắng nghe ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương và ngân hàng, doanh nghiệp Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị, NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan nhằm thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả triển khai hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để kịp thời đề xuất các giải pháp hiệu quả, bám sát thực tiễn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; gắn với điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá…, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tối đa hiệu quả của chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc triển khai việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định và các bộ, ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng phải tham gia trực tiếp. Phó Thủ tướng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh/thành phố, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, đảm bảo việc thực thi chính sách đi vào cuộc sống, đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, tránh lợi dụng, trục lợi chính sách.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp với ngành ngân hàng trên địa bàn trong quá trình triển khai chính sách; đẩy mạnh triển khai các hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.
相关文章
随便看看