发布时间:2025-01-10 19:54:28 来源:88Point 作者:Cúp C2
Dán điện thoại – Vốn ít lời nhiều
Chỉ cần bỏ ra 500.000 đồng mua đề can,ữngnghềvốnítthunhậpkhủngởViệreal kashmir vs logo bắt mắt hay các hình ảnh giới trẻ đang ưa thích, một bộ lưỡi lam, vài cái bật lửa, một tấm bảng học sinh nhỏ… là đủ để các nam sinh viên hành nghề. “Cơ sở kinh doanh” thường ở nơi đông người qua lại như chợ đêm, cổng trường đại học,...
Giá cả dao động từ 40.000 đồng – 50.000 đồng (điện thoại thường) đến 100.000 – 150.000 đồng (smartphone). Mức giá dán máy tính xách tay đắt hơn, thường ở mức 180.000 đồng – 200.000 đồng. Với mức giá trên cùng lượng khách vài chục người mỗi ngày, sau khi trừ chi phí chắc hẳn thu nhập của nghề này không đến nỗi nào.
Nghề ép dẻo ra... tiền
Người bán hàng đã biến chiếc xe ba gác thành một cửa hàng với đầy đủ các mặt hàng từ kim chỉ, dây lưng, ví da đến bật lửa, đồng hồ, thậm chí cả hương muỗi, lót giày, bẫy và keo dính chuột… Khi có khách mua hàng, họ thường hét giá rất “trên trời” và có một điểm chung là họ thà không bán được hàng chứ không ai phá giá.
Chưa hết, chiếc loa bên thành xe đẩy luôn phát hết công suất “ép dẻo, ép dẻo tất cả các loại giấy tờ, nhanh – bền – đẹp” với giá thường gấp nhiều lần so với hiệu ảnh. Thế mà "cửa hàng di động" nhiều lúc khách xếp hàng nườm nượp. Theo chân một “nghệ nhân”, đi từ cổng chợ Hà Đông đến ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển trong một buổi chiều vừa bán hàng vừa ép nhựa cũng được gần 1 triệu. Trừ các khoản chi phí cũng bỏ túi nửa triệu tiền lãi.
Đánh khóa – Nghề thu nhập khủng
“Công cụ lao động” của nghề này cũng khá giản đơn, vài chùm phôi các loại chìa khóa, mấy chiếc giũa, chiếc kính lúp…. Theo Tuấn, sinh viên Trường ĐH Giao thông Vận tải, một thợ lành nghề ở khu vực Xuân Thủy (Cầu Giấy) cho biết, “chi phí để làm một chiếc chìa khóa loại thường chỉ vào khoảng 10.000 đồng; còn chìa khóa từ thì khoảng 15.000 đồng.” Nhưng nghề này đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo, không phải ai cũng làm được.
Tuấn tâm sự: "Tâm lý chung, khi bị mất chìa khóa ai cũng muốn làm nhanh lấy cái khác để sử dụng, nên dễ “ra giá” lắm. Khi ra giá em thường lấy theo từng loại xe, loại khóa và “độ lắm tiền” của chủ nhân."
Bán trà đá: nhàn hạ lại nhiều tiền
Ở Hà Nội, các quán trà đá phục vụ khách hàng mọi tầng lớp: sinh viên, dân văn phòng, người lao động từ sáng sớm đến đêm khuya. Theo tính toán của một số chủ quán trà đá có thâm niên, mỗi ngày, họ bỏ ra khoảng 100.000 đồng, mỗi cốc trà giá bán 5.000 đồng, mỗi buổi chỉ cần có khoảng 100 – 200 khách, cộng thêm trà chanh, sấu dầm, kẹo lạc, thuốc lá… trừ chi phí ra, mỗi ngày lãi không dưới 500.000 đồng, thu nhập mỗi tháng không dưới 10 triệu.
Đó là chưa kể, nhiều người bán còn làm thêm các “dịch vụ” khác như ghi lô đề, bán hoa quả, quà vặt với giá “cắt cổ” khiến nghề này ngày càng “hot”, nổi tiếng nhàn mà thu nhập cao.
Hốt bạc "khủng" nhờ... giữ xe
Hiện nay, các bãi giữ xe tràn lan khắp các ngõ ngách, phố phường, nhiều nơi trông xe với giá “cắt cổ”. Đặc biệt, vào những dịp lễ Tết hoặc ở những nơi có tổ chức lễ hội, sự kiện lớn thì hiện tượng nhà nhà giữ xe, người người giữ xe trở thành trào lưu rộng khắp. Tính theo giá “bình dân” hiện giờ, gửi 1 chiếc xe với giá 5.000 đồng, mỗi ngày giữ hơn 200 lượt xe là kiếm được hàng triệu đồng. Như thế, người giữ xe có thể kiếm 18 triệu đồng/tháng, đó là thu nhập không nhỏ.
Đó là chưa kể đến những bãi trông xe trái phép, trông xe “chặt chém” tại Hà Nội và các nơi tổ chức lễ hội. Vào dịp lễ, Tết, tại nhiều tuyến phố trung tâm, người dân lại lập các bãi trông giữ xe trái phép. Các khu vực như hồ Hoàn Kiếm, sân vận động Mỹ Đình, quanh các rạp chiếu phim, nhà hát... các bãi xe trái phép thường thu 10.000-50.000 đồng/xe máy, ôtô có khi bị “chém” tới 100.000 đồng/xe.
Minh Thùy (th)
Hàng Vietnam Airline giá "bèo" tràn lan ngoài... vỉa hè相关文章
随便看看