Tái cơ cấu toàn diện các ngân hàng Để thực hiện việc tái cơ cấu kinh tế,ẽthựchiệncổphầnhóaDNNNtrongnămtớsoi kèo arsenal vs brentford Thủ tướng cho biết, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư trung hạn, phân cấp hiệu quả việc phân bổ nguồn lực giữa trung ương và địa phương cho phát triển kinh tế vùng, địa phương. Nâng cao hiệu quả tài chính công, đầu tư công. Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, vốn đối ứng ODA, vốn tham gia các dự án PPP. Đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực và tài nguyên. | Các nhà tài trợ tham dự diễn đàn VDPF cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam. Ảnh: HT |
Thủ tướng cũng cam kết tiếp tục tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Việt Nam sẽ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống. Xử lý có hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty VAMC, xử lý 100 - 150 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2014. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN. Đẩy mạnh sáp nhập, cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo nguyên tắc thị trường, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh. Trong giai đoạn 2014 - 2015, chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 DNNN, trong đó cổ phần hóa 1/8 tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90 (trong tổng số 87 tổng công ty) và bán tiếp cổ phần 4/5 ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào năm 2020. Tiếp tục triển khai tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. |
| Năm 2014 - 2015 sẽ kết thúc trợ giá cho than bán cho nhà máy điện. Vì việc này giúp cho hạch toán nền kinh tế minh bạch hơn. | | |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng | |
|
Tiếp tục lộ trình cơ chế giá thị trường Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, năm 2014-2015, Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Để thực hiện các mục tiêu này, Việt Nam tiếp tục thực hiện lộ trình cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dich vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... bảo đảm yêu cầu kiểm soát lạm phát, công khai minh bạch và có hỗ trợ cho người nghèo. “Việt Nam đã thực hiện cơ chế thị trường với xăng dầu, không còn trợ giá với mặt hàng này. Riêng với than chỉ còn trợ giá cho than bán cho các nhà máy điện. Năm 2014 - 2015 sẽ kết thúc trợ giá cho than bán cho nhà máy điện. Vì việc này giúp cho hạch toán nền kinh tế minh bạch hơn”, Thủ tướng phát biểu. Từ năm 2015, mức bội chi ngân sách sẽ được điều chỉnh giảm dần. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn. Hình thành đồng bộ và bảo đảm vận hành thông suốt các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản...; tạo cơ sở cho sự phân bổ nguồn lực hiệu quả và sự tham gia cạnh tranh bình đẳng của các thành phần kinh tế. “Việt Nam sẽ huy động tất cả các nguồn lực từ nhà nước, tư nhân, phấn đấu hết sức phát triển bằng nội lực là chính… Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn các đối tác phát triển, các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam cả về tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực… để giúp Việt Nam giữ vững thành quả trong những năm qua, tiếp tục phát triển bền vững” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ với các đối tác phát triển./. Trung Ninh |