VPBank vừa đưa ra chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân với lãi suất lên tới 9,ĐualãisuấtchứngchỉtiềngửiNgânhàngchịuáplựcvềnguồnvốndàihạkết quả bóng đá ba lan hôm nay2%/năm. Lãi suất dài hạn lên mức đỉnh 9,2%/năm Đầu tháng 3, VPBank gây bất ngờ khi đưa ra chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi mới áp dụng cho khách hàng cá nhân với lãi suất lên tới 9,2%/năm. Cụ thể, với kỳ hạn 18 và 24 tháng lãi suất là 7,5 - 7,8%/năm, kỳ hạn 36 tháng lãi suất là 7,8 - 8,1%/năm. Đặc biệt với kỳ hạn 5 năm, lãi suất cao nhất lên tới 9,2% cho khoản tiền gửi 5 tỷ đồng trở lên, từ 100 triệu đến dưới 5 tỷ đồng là 9 – 9,1% và dưới 100 triệu là 8,9%/năm. Biểu lãi suất này của VPBank áp dụng từ 9/3/2017. So với lãi suất huy động thông thường mà VPBank đang áp dụng, mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi tối đa cao hơn 1,6%/năm và là mức cao nhất trong hệ thống hiện nay. Tiếp theo đó là Sacombank, khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá tối thiểu là 10 triệu đồng kỳ hạn 5 năm sẽ nhận lãi suất lên đến 8,48% một năm, kỳ hạn 7 năm hưởng lãi 8,88% một năm cho năm đầu tiên. Tương tự, LienVietPostBank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn từ 18 tháng đến 5 năm mức lãi suất cao nhất lên tới 8,8%/năm, giá trị tối thiểu chỉ từ 1 triệu đồng trở lên. Eximbank huy động tiền gửi lãi suất kỳ hạn 24-36 tháng với lãi suất cuối kỳ 8%/năm. Mới đây nhất, VietABank còn phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn ngắn chỉ từ 6 tháng đến 18 tháng với lãi suất lên đến 8,2% một năm. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc các ngân hàng đua phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lần này trước hết là để đáp ứng yêu cầu của Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Theo đó, từ đầu năm 2017, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng giảm từ 60% xuống 50% và từ năm 2018 xuống còn 40%. Thời gian qua, tỷ lệ vốn trung dài hạn huy động được thấp, không ít ngân hàng đã chạm trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, do vậy ngân hàng phải tăng cường huy động vốn trung dài hạn để đáp ứng nguồn cho vay tương ứng. Lãi suất trong ngắn hạn chưa bị ảnh hưởng Trong khi đó, với lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, các ngân hàng vẫn duy trì trần lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là không quá 5,5%/năm. Lãi suất của nhiều ngân hàng TMCP ở mức sát trần 5 – 5,5% trong khi lãi suất ở nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước thấp hơn, từ 4,3 – 4,8%. Điều này cho thấy, thanh khoản nguồn vốn ngắn hạn còn lớn. Hơn nữa, dù lãi suất cao, nhưng tỷ lệ người dân gửi tiền theo hình thức chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài không nhiều và chỉ được phát hành với hạn mức nhất định. Do đó, việc ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ lãi suất tiền gửi lãi suất cao chưa ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng lãi suất nói chung. Lâu nay, huy động vốn dài hạn vẫn là bài toán hóc búa với các ngân hàng bởi người dân có tâm lý lo ngại những biến động về lạm phát, tỷ giá. Trước những biến động liên tục trên thị trường tài chính, đa số tổ chức, cá nhân sẽ lựa chọn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tư. Do đó, lâu nay các ngân hàng vẫn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn ở tỷ lệ khá cao. Từ năm 2017, để đáp ứng yêu cầu mới của NHNN, các ngân hàng đã lựa chọn hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài thay vì tăng lãi suất huy động để hấp dẫn người gửi tiền. Hình thức chứng chỉ tiền gửi có lợi thế hơn so với tiền gửi thông thường bởi tính linh hoạt cao hơn, có thể chuyển nhượng được, và nếu người gửi cần rút trước hạn vẫn có thể được hưởng mức lãi suất nhất định cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Tuy vậy, cuộc đua lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngân hàng như hiện nay cũng có thể khiến lãi suất cho vay tăng theo, đặc biệt là lãi suất trung, dài hạn, bởi chi phí huy động của các ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đồng USD lên giá và dự kiến còn tiếp tục lên giá từ nay đến cuối năm, lạm phát trong nước có dấu hiệu tăng trở lại, áp lực với mặt bằng lãi suất trong trung và dài hạn là rất rõ. D.A |