【nhận định giải ngoại hạng anh】Đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội huyện Bù Đốp
Triển vọng từ hợp tác xã nông nghiệp
Đến nay,ĐogravenbẩyphaacutettriểnkinhtếxatildehộihuyệnBugraveĐốnhận định giải ngoại hạng anh huyện Bù Đốp đã thành lập 10 hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sự ra đời của các HTX sản xuất nông nghiệp đã giúp huyện biên giới Bù Đốp triển khai thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X đã đề ra.
Ngoài những cây trồng lâu nay được xem là thế mạnh của huyện như: tiêu, cà phê, cao su, thì hiện các HTX sản xuất nông nghiệp đã tiên phong trong việc đưa giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao thay thế dần giống cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp. Điển hình như tại HTX thương mại - dịch vụ Phước Thiện. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị kinh tế cho từng loại cây trồng, vật nuôi của huyện, thời gian qua, HTX thương mại - dịch vụ Phước Thiện luôn nghiên cứu để đưa về trồng những giống cây ăn trái mới có giá trị kinh tế cao như: mít ruột đỏ, vú sữa hoàng kim, ổi trân châu. HTX là một trong những đơn vị tiên phong của huyện thử nghiệm với mong muốn cung cấp cho nông dân một số giống cây trồng mới có năng suất cao, góp phần làm phong phú thêm các loại giống cây, nhất là cây ăn trái.
Vườn mít ruột đỏ của Hợp tác xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp
Ông Nguyễn Viết Vị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX thương mại - dịch vụ Phước Thiện, cho hay: Sau khi trồng và nhân giống thành công các loại cây trồng mới, để chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như nâng cao giá trị kinh tế của các loại cây ăn trái, năm 2019 được sự hỗ trợ của các sở, ngành và đơn vị chuyên môn, HTX bắt đầu tiến hành các bước xây dựng thương hiệu cho 2 dòng sản phẩm chính, đó là mít ruột đỏ và vú sữa hoàng kim.
Trên lĩnh vực chăn nuôi cũng có những chuyển biến tích cực. Ngoài vật nuôi truyền thống như heo, gà, dê, những năm gần đây, trên địa bàn huyện Bù Đốp đã có nhiều hộ nuôi hươu lấy nhung mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Và HTX nhung hươu Bù Đốp ở xã Tân Tiến ra đời từ đó.
Ông Trương Văn Nghiệp, Giám đốc HTX nhung hươu Bù Đốp cho biết: Ban đầu người dân chỉ chăn nuôi hươu nhỏ lẻ theo hướng đam mê, sau đó thấy hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng nhiều người trong xã đến tham quan, học hỏi để nhân rộng mô hình. Mới đầu chỉ một vài hộ chăn nuôi, đến nay đã có hơn 10 hộ tham gia với số lượng lên đến gần 100 con hươu nuôi lấy nhung. Tháng 6-2019, được sự hỗ trợ của chính quyền xã và Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện, người dân chăn nuôi hươu ở Tân Tiến đã liên kết thành lập HTX nhung hươu Bù Đốp với mong muốn nâng cao giá trị kinh tế.
Hiện đầu ra của sản phẩm nhung hươu tương đối thuận lợi, với giá bán từ 2-2,5 triệu đồng/lạng. Các cấp chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện để nông dân mở rộng chăn nuôi. Tuy nhiên việc mở rộng nuôi hươu lấy nhung đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên hầu hết thành viên HTX mong muốn sớm được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Thương mại - dịch vụ chuyển dịch đúng hướng
Lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng có sự chuyển biến tích cực. Nhiệm kỳ qua, cấp ủy, chính quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh tập trung đầu tư theo hướng phát triển công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến mủ cao su, hạt điều, chế biến gỗ, công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp. Phấn đấu đến cuối năm 2020 nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 427 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 14,6%/năm. Thương mại - dịch vụ phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng giá trị sản xuất lên 632,8 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân 9,4 %/năm.
Đến hết năm 2019, tổng giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện đạt 131 tỷ đồng, nông nghiệp đạt 1.539 tỷ đồng, thương mại - dịch vụ đạt 552 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ năm 2015 đến hết năm 2019 là 8,065%, trong khi nghị quyết đề ra là 7,95%. Kết quả này thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Bù Đốp trong thực hiện chương trình đột phá về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ”, qua đó đã góp phần to lớn để đạt và vượt nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X đã đề ra.