Nội luật hóa các quy định quốc tế
Giới thiệu về những quy định trong việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK,ếpthuýkiếnvàoquyđịnhmớivềxácđịnhtrịgiáhảbxh vua phá lưới la liga ông Nguyễn Hoàng Tuấn- Phó Cục trưởng Cục thuế XNK cho biết, đây là Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thu thập số liệu thống kê đối với hàng hóa XNK. Quy định của Thông tư này tuân thủ các nguyên tắc định giá của Tổ chức Thương mại thế giới là sử dụng trị giá giao dịch trong định giá hải quan để hỗ trợ các DN và cơ quan Hải quan trong việc xác định trị giá tính thuế, đồng thời giảm thiểu các khả năng tranh chấp.
Phân tích những điểm sửa đổi so với quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan, ông Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết, dự thảo Thông tư đã bỏ các Điều về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Hải quan do đã quy định tại Luật, Nghị định. Bỏ nội dung về thời hạn nộp thuế do đã được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Bỏ nội dung về thời hạn nộp thuế do đã được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Dự thảo cũng chuyển toàn bộ Chương Kiểm tra trị giá sau khi hàng hóa đã thông quan sang Thông tư hướng dẫn về Kiểm tra sau thông quan. Chuyển toàn bộ Chương Kiểm tra trị giá sang Thông tư thay thế Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng xây dựng Chương Tờ khai trị giá, trên cơ sở Quyết định 30, Thông tư 182, Thông tư 22 (thủ tục hải quan điện tử) có chỉnh sửa nội dung, từ ngữ để minh bạch, dễ hiểu, phù hợp thực tế. Sửa đổi Mẫu tờ khai trị giá từ 6 mẫu xuống còn 2 mẫu; mẫu 1 áp dụng cho phương pháp trị giá giao dịch; mẫu 2 áp dụng cho các phương pháp còn lại. Sửa đổi Mẫu tờ khai trị giá từ 6 mẫu xuống còn 2 mẫu; mẫu 1 áp dụng cho phương pháp trị giá giao dịch; mẫu 2 áp dụng cho các phương pháp còn lại.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết thêm, dự thảo Thông tư đã bổ sung quy định phân bổ các khoản điều chỉnh trong trường hợp thỏa thuận và các tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh không tách riêng cho từng loại hàng hóa. Và sửa nội dung về phí vận tải hàng hóa về đến cửa khẩu nhập đầu tiên, theo hướng bỏ liệt kê chi tiết các loại phí cấu thành phí vận tải, đồng thời quy định rõ phí THC không bao gồm trong phí vận tải hàng hóa, trường hợp đã bao gồm trong trị giá giao dịch hoặc phí vận tải hàng hóa thì được trừ nếu đáp ứng các điều kiện trừ.
Cùng với đó, dự thảo Thông tư cũng sửa quy định về các trường hợp đặc biệt theo hướng những nội dung nào hiện đang quy định xác định trị giá theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá thì loại bỏ. Sửa quy định về xác định trị giá đối với hàng hóa đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn cũng cho biết, các nội dung còn lại của dự thảo Thông tư cơ bản là kế thừa từ Thông tư 205/2012/TT-BTC, Thông tư 29/2014/TT-BTC. Trong đó có một số nội dung chỉnh sửa về từ ngữ, thủ tục để dễ hiểu, dễ áp dụng.
Cần phù hợp với thực tiễn hoạt động
Theo dự thảo, quy định về khoản điều chỉnh cộng đủ điều kiện để cộng vào trị giá hàng hóa NK nhưng hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến khoản điều chỉnh cộng đó không ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì người khai hải quan lựa chọn phương pháp phân bổ quy định tại điểm b khoản này (trừ các khoản điều chỉnh có quy định phân bổ riêng), để phân bổ các khoản điều chỉnh đó cho từng loại hàng hoá theo nguyên tắc khoản điều chỉnh cộng phải được phân bổ hết cho hàng hoá nhập khẩu chịu khoản điều chỉnh. Phương pháp phân bổ theo số lượng, trọng lượng, thể tích, trị giá hóa đơn của từng loại hàng hoá trên tổng số lượng, trọng lượng, thể tích, trị giá hóa đơn của các loại hàng hóa chịu khoản điều chỉnh.
Theo ông Nestor Scherbey- chuyên gia về hải quan của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham). |
Theo bà Đặng Thị Bình An (chuyên gia tư vấn của dự án GIG- dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện), thực chất quy định này vẫn theo nguyên tắc của Thông tư 205/2012/TT-BTC, chưa có gì hướng dẫn chi tiết, ví dụ như hàng giống hết, tương tự yêu cầu phải quy đổi, những chưa có văn bản chính thống nào về quy đổi. Vì vậy, dự thảo Thông tư cần nội luật hóa quy định quốc tế, nhưng cần có những phương pháp hợp lý.
Góp ý về quy định các khoản điều chỉnh cộng, đại diện Cục Hải quan Bình Định cho rằng, đối với hàng rời NK phải thực hiện đóng gói ở cầu cảng đã làm phát sinh phí đóng gói. Hiện một số đơn vị hải quan tính chi phí này vào trị giá tính thuế. Vì vậy, để quy định được thống nhất, dự thảo Thông tư cần quy định rõ có cộng hay không chi phí này vào trị giá tính thuế?
Theo đại diện của Công ty Deloitte, thực tế hiện nay, quy định hiện hành về khoản điều chỉnh cộng là vấn đề dễ gây ra tranh cãi giữa Hải quan và DN. Vì vậy, khắc phục bất cập này cần phải có tiêu chí xác định cụ thể yếu tố liên quan trực tiếp đến hàng hóa NK, quy định chi tiết theo thực tế phát sinh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng theo đại diện này, chi phí bản quyền có 2 vấn đề dễ xảy ra tranh chấp với cơ quan Hải quan- DN. Đó là quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá, trong quá trình tìm rất khó chứng minh cho điều này, sự tranh cai xảy ra rất nhiều. Và quy định phí bản quyền trong dự thảo cần phải quy định rõ ràng hơn.
Theo đại diện Cục Hải quan Vũng Tàu, quy định về phân bổ các khoản cộng trừ, cần đưa thêm tiêu chí để tránh dẫn đến sự không thống nhất. Đơn vị này đề nghị, dự thảo cần bổ sung thêm các quy định thuộc trường hợp đặc biệt, ví dụ hàng hóa bị ngập nước chất lượng hàng hóa còn lại rất thấp… vật xác định trị giá có theo chất lượng còn lại của hàng hóa hay không?
Đối với quy định về hàng hoá NK đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, dự thảo Thông tư đã đưa ra 2 phương án. Phương án 1: Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng (có quy định thủ tục thực hiện). Phương án 2: giữ nguyên quy định tại Thông tư số 205/2012/TT-BTC.
Góp ý cho nội dung này, đại diện Cục Hải quan Hải quan Hà Nội cho rằng, đối với ô tô xe máy chỉ được thực hiện phương án 2. Tuy nhiên, theo đại của Hải quan Quảng Ngãi thì nên áp dụng cả 2 phương án, trong đó phân ra, trường hợp nào chọn phương án 1 và trường hợp nào chọn phương án 2. Việc phân loại này dựa vào thực tế giao dịch
Góp ý về các quy định khác, đại diện Công ty Deloitte đặt ra vấn đề: Hàng hóa NK không có hợp đồng mua bán thì xác định trị giá hải quan như thế nào? Trên thực tế các nhà sản xuất lựa chọn nhiều phương án bảo hành…, Phí bảo hành có được cộng vào trị giá hải quan, nếu cộng thì ai là người kê khai?
Hay quy định về việc xác định trị giá đối với hàng hóa đi thuê, theo đại diện này, trong thực tế có nhiều hoạt động thuê, và thuê cũng có nhiều hình thức khác nhau… nếu đưa một giá tạm tính có được hay không? Sau đó xử phạt như thế nào…. Ban soạn thảo cần phải lường trước các tình hống để tránh phát sinh sau này.
Xác định trị giá hải quan đối với phần mềm NK, theo đại diện của Công ty FPT, quy định của dự thảo Thông tư chưa hợp lý, cần phải đưa ra cơ sở để tính trị giá phần mềm, tách ra trị giá phần mềm trong các chứng từ và hợp đồng mua bán để tránh trường hợp DN gian lận, trốn thuế.