当前位置:首页 > La liga

【soi keo tây ban nha】Thiếu tiếng cười trên sân khấu địa phương

Báo Cà Mau(CMO) Từ khi nào trên sân khấu địa phương (cả chuyên nghiệp lẫn quần chúng) vắng tiếng cười? Với nhịp sống khá tất bật, mỗi sáng thức dậy, người ta đã nghĩ ngay đến chuyện cơm áo, thì khi tìm đến với sân khấu tại những sân bãi biểu diễn phục vụ sẽ không ít ánh mắt khát khao một không khí lạc quan, tiếng cười ý nhị để giải toả hết những mệt nhọc ngày thường.

Tìm về lịch sử sân khấu sau giải phóng, từ những thập niên 80, việc đem tiếng cười lên sân khấu đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khuyến khích, chính vì thế mà từ kinh đô sân khấu như Sài Gòn, những nhóm hài đã nhanh chóng hình thành và phát triển. Tiếng cười sân khấu lan toả dần về các tỉnh, thành. Những chương trình hài mang nội dung “trong nhà ngoài phố” đã đem lại những niềm vui ý nhị góp phần xua tan những bề bộn thường ngày.

Theo Đạo diễn Thanh Triều, Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau, những năm cuối thập niên 80, khi Đoàn kịch nói Minh Hải còn hoạt động, cùng với những vở kịch dài thì việc dựng chùm hài kịch ngắn như “Xem mắt nàng dâu”, “Yêu em anh đừng lo”, "Cúng miếu”... bài trừ mê tín dị đoan, ca ngợi tình yêu đôi lứa, thanh niên xung phong, mang tính thời sự rất ăn khách. Kể từ năm 90, khi sáp nhập đoàn kịch nói vào đoàn ca múa nhạc, sân khấu thiếu mất một mảng, ca múa nhạc là chính và hài bắt đầu lắng dần. 

“Nhiều lần anh em đề xuất thành lập CLB dưới hình thức xã hội hoá, xây dựng kế hoạch, đưa ra phương thức hoạt động tập chùm hài, thậm chí mỗi người bỏ ra 1 chỉ vàng nhưng cuối cùng không có người cầm trịch nên mọi thứ còn là ấp ủ. Hơn nữa, hiện không có kịch bản đủ tầm, mục đích đưa vô cơ quan, xí nghiệp biểu diễn để tạo cho người ta một món ăn tinh thần mới hơn”, Đạo diễn Thanh Triều chia sẻ.

Nghệ sĩ Ngọc Xanh, Đoàn Cải lương Hương Tràm, nhớ lại, những năm 90, khi bà còn ở Đoàn Ca múa nhạc Minh Hải, trong những suất biểu diễn ở nông thôn, bên cạnh các loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp như ca, múa, nhạc... thì thỉnh thoảng những tiểu phẩm hài của tác giả Tiến Dương qua nét diễn duyên dáng của cặp hài Quốc Tín - Ngọc Xanh vẫn nhận rất nhiều sự ủng hộ bởi nội dung ý nhị, hài thâm thuý, vừa tạo tiếng cười vừa mang thông điệp định hướng lối sống đẹp cho mọi người.

Nghệ sĩ Ngọc Xanh và Nghệ sĩ Quốc Tín duyên dáng trong tiểu phẩm hài “Kể chuyện xưa và nay” (Tác giả Huỳnh Hồng).

Trên sân khấu cải lương, dường như lâu lắm rồi việc đưa hài vào cũng dần vắng bóng, nếu như trước đó trong một vở cải lương dài, kịch bản có hẳn những nhân vật đào, kép hài được đặt để chuyên làm mát mạch kịch, thì khi sân khấu cải lương suy thoái, việc dàn dựng 1 vở dài rất hiếm mà chỉ là những trích đoạn xen kẽ ca nhạc, múa, vọng cổ với tổng thời lượng 90 phút, tiếng cười cũng theo đó mà teo tóp dần, có chăng chỉ là những mảng miếng quăng bắt nhỏ hiếm hoi tạo nên nét duyên, và y như rằng đều được khán giả thích thú trong tiếc nuối vì... quá ít.

“Có lẽ do thiếu những tác giả có bản lĩnh viết những vai hài thật xuất sắc như trước. Mặt khác, ngày nay với thời lượng 1 trích đoạn ngắn khó có thể đưa hài vào tạo mảng miếng sân khấu”, Nghệ sĩ Ngọc Xanh cho biết.

Những năm gần đây, mỗi đêm diễn phục vụ của Trung tâm Văn hoá tỉnh rất ít khán giả, mặc cho việc dàn dựng nghệ thuật cũng rất công phu. Hỏi ra mới biết, trên sân khấu kia lâu rồi chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức, khán giả khao khát được cười, xem hài vui nhộn thay vì cứ ca, múa thường thấy. Đã đến lúc sân khấu quần chúng của tỉnh, huyện phải trăn trở để phát huy tối đa vai trò của mình, làm sao nguồn kinh phí Nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả, vừa hài hoà sứ mệnh tuyên truyền đi cùng với phục vụ.

Có dịp đồng hành đưa tin với vai trò phóng viên các hội diễn quần chúng, cũng như trực tiếp tham gia diễn những cuộc thi kịch tuyên truyền của địa phương, cá nhân tôi nhận thấy mỗi khi đến một tiết mục có nội dung hay, dàn dựng sạch, diễn viên bước ra, quăng những mảng miếng duyên dáng thì vẫn nhận được rất nhiều tràng vỗ tay thích thú, thậm chí nhớ luôn tên rồi yêu mến những diễn viên nghiệp dư này.  Những câu hỏi cứ mãi được đặt ra trong tôi: “Tại sao tiếng cười trên sân khấu thiếu thốn như thế? Việc sân khấu địa phương kết hợp giữa tuyên truyền và giải trí phải chăng rất khó?, “Là do thiếu nguồn kinh phí, thiếu kịch bản hài, diễn viên có phong độ để làm chủ sân khấu hay còn lý do nào khác nữa?’’... Không có một câu trả lời cụ thể, nhưng lòng cứ xót xa hoài trước thực trạng rõ mồn một là thiếu tiếng cười trên sân khấu hiện tại. Việc kéo khán giả đến với sân khấu sẽ không là một bài toán, khi những người làm nghệ thuật coi đây là một thị trường và khán giả là “khách hàng” đặc biệt./.

Minh Hoàng Phúc

分享到: