【tỷ số trận nhật bản】Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh văn hóa và ứng phó của Việt Nam

时间:2025-01-13 02:41:09来源:88Point 作者:Cúp C1

Toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ,ácđộngcủatoàncầuhóađếnanninhvănhóavàứngphócủaViệtỷ số trận nhật bản tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh..., đặt các quốc gia trên thế giới trước những thời cơ và thách thức to lớn. Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hóa về văn hóa trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hóa về văn hóa trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam - lyluanchinhtri.vn

Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh văn hóa hiện nay

Khái niệm “toàn cầu hóa” xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ XX với nhiều cách hiểu, trong đó theo cách hiểu phổ biến nhất, “toàn cầu hóa là một tình trạng xã hội có những mối liên kết trên phạm vi khắp hành tinh về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường và các luồng phân lưu làm thu hẹp các khoảng không gian và lu mờ các đường biên giới quốc gia. Ở một phương diện khác, toàn cầu hóa là sự thay đổi xã hội, sự liên thông ngày càng tăng giữa các xã hội và các yếu tố của nó do quá trình đan xen văn hóa kết hợp với sự gia tăng bùng nổ của giao thông và các công nghệ truyền thông góp phần thúc đẩy kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa”(1). Toàn cầu hóa chính là quá trình gia tăng mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, các chủ thể của quá trình này. Toàn cầu hóa mang tính tất yếu (do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế thị trường, của các tập đoàn xuyên quốc gia...), diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều tầng nấc, tác động đa chiều. 

Trước tiên, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng của các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống. Sự phát triển của khoa học - công nghệ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có truyền thông (cả truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội) đã khiến cho thông tin được truyền tải nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thu hút các nước tham gia, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh (thậm chí đấu tranh với nhau), đặt mỗi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển, trước những thời cơ và cả những thách thức to lớn. 

Ở khía cạnh tích cực, toàn cầu hóa cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những thay đổi to lớn trong phương thức sản xuất, tiêu dùng, lối sống, văn hóa..., đem lại những lợi ích khổng lồ về sản xuất, tiêu thụ, thông tin, tri thức..., giúp các nước có cơ hội tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại toàn cầu. Tham gia toàn cầu hóa, các quốc gia còn có cơ hội phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa thông qua quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, làm cho con người xích lại gần nhau hơn và tăng khả năng giải quyết một số vấn đề chung của toàn cầu. 

Toàn cầu hóa giúp các dân tộc có điều kiện nhìn nhận lại chính mình khi so sánh, đối chiếu với văn hóa nhân loại. Thông qua giao lưu, hợp tác quốc tế, các lĩnh vực của đời sống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc có cơ hội được đối sánh với văn hóa nước ngoài để bộc lộ những ưu điểm hay những mặt còn hạn chế; qua đó các chủ thể văn hóa dân tộc có thể tiến hành tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và thực hiện quá trình tiếp biến văn hóa... Đặc biệt hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông và sự bùng nổ của các ngành công nghiệp sáng tạo, toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho sự học hỏi, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, chia sẻ giá trị văn hóa, để văn hóa các dân tộc có thể được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài và hiện diện trên bản đồ văn hóa thế giới. Như vậy, giao lưu văn hóa tích cực trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ sẽ làm thay đổi nhận thức của con người về vấn đề dân tộc và bản sắc, sẽ tạo ra các bản sắc văn hóa đa tầng và mềm dẻo. “Các nền văn hóa chủng tộc và địa phương (dân tộc thiểu số) vốn đã phải chịu những bất lợi thiệt thòi, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị hay văn hóa trong khuôn khổ nhà nước - dân tộc sẽ có điều kiện để giao lưu bình đẳng trong một sân chơi với những luật lệ chung. Các giá trị văn hóa cổ truyền của họ cũng sẽ được nhìn nhận và sáng tạo lại qua quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới”(2). 

Tuy nhiên, toàn cầu hóa hiện nay có những diễn biến, phát triển mới cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức; đẩy nhanh cuộc chạy đua gay gắt về kinh tế và khoa học - công nghệ, tạo điều kiện cho “chiến tranh mềm”, “chiến tranh thông tin” phát triển; khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn, các thách thức an ninh phi truyền thống tiếp tục gia tăng... tác động sâu sắc đến an ninh quốc gia, khu vực và thế giới. Với văn hóa, toàn cầu hóa đang đe dọa đến bản sắc văn hóa của các dân tộc - vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ sự đa dạng của nền văn hóa thế giới. Trong quá trình toàn cầu hóa, số ít nước lớn có mưu đồ bá quyền văn hóa đã tìm cách phổ biến các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán ra khắp thế giới thông qua các ngành công nghiệp văn hóa, như điện ảnh, âm nhạc, thời trang... với công cụ hỗ trợ đắc lực là sức mạnh truyền thông, dần dần làm biến đổi thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân các dân tộc trên khắp thế giới, đưa ra chủ thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, nhằm gây ảnh hưởng, can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền, trong đó có vấn đề “xâm lăng” văn hóa dưới cái gọi là bảo vệ “quyền văn hóa”.

Nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, trong đó có lĩnh vực thông tin và truyền thông, các sản phẩm văn hóa ở những nước phát triển có sức mạnh và khả năng bành trướng khắp toàn cầu, tấn công dữ dội văn hóa các nước đang phát triển. Tính chất đa dạng, phong phú của các nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị thay thế bằng một nền văn hóa đơn nhất, “đồng dạng”, nghèo nàn, dẫn đến nguy cơ “đồng phục văn hóa”. Bên cạnh đó, trật tự thông tin trên thế giới đang có sự bất bình đẳng. Các tập đoàn truyền thông đa phương tiện của một số nước có tiềm lực chiếm ưu thế về phương tiện và hạ tầng kỹ thuật chi phối hầu hết nguồn thông tin trên thế giới. Thực tế cho thấy, các nước giàu có khả năng sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm văn hóa của mình đến khắp các nước trên thế giới; trong khi đó, các nước nghèo, các nước đang phát triển không có (hoặc rất ít) khả năng làm điều đó. Không chỉ thế, ngôn ngữ - yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, cũng gặp không ít thách thức trong quá trình toàn cầu hóa khi hiện nay tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Nhờ ưu thế của việc sử dụng tiếng Anh cũng như các phương tiện thông tin và truyền thông, văn hóa của các nước lớn nhanh chóng được phổ biến trên khắp thế giới, tấn công vào giới trẻ ở các nước chậm phát triển và đang phát triển, dễ dẫn đến sự “đứt gãy” truyền thống và tập quán giữa các thế hệ, dần dần làm phai nhạt các giá trị văn hóa dân tộc. 

Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh văn hóa Việt Nam

Khi tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có được những cơ hội lớn để phát triển văn hóa, các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa ngày càng được đẩy mạnh. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa giúp nước ta củng cố được một mạng lưới quốc tế về hợp tác văn hóa cả về bề rộng lẫn chiều sâu với các phương thức đa dạng, các loại hình hợp tác phong phú bằng việc thiết lập quan hệ văn hóa với khoảng 60 quốc gia trên thế giới. Nhờ đó nước ta có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để góp phần làm đa dạng, phong phú hơn các giá trị văn hóa dân tộc; học hỏi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để học tập nếp sống năng động, sự chủ động, sáng tạo, ý thức tự lập, tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng; tiếp thu những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn và hiện đại. Giới nghệ sĩ và những người làm sáng tạo nghệ thuật có cơ hội được cọ xát, giao lưu, tạo nguồn cảm hứng từ những giá trị văn hóa bên ngoài, làm giàu có thêm các sản phẩm sáng tạo. Đặc biệt, thông qua giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để tham gia “sân chơi” rộng lớn toàn cầu về nội dung và hình thức; đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa trên tất cả các loại hình nghệ thuật, như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật truyền thống, điện ảnh, di sản văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, trưng bày triển lãm, thư viện, văn học...; qua đó góp phần thực hiện được “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nâng cao sức cạnh tranh văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, nền văn hóa Việt Nam với bề dày mấy nghìn năm lịch sử có nhiều cơ hội được giới thiệu với quốc tế bằng các phương cách và hình thức khác nhau, góp phần quảng bá vẻ đẹp của đất nước và giá trị con người Việt Nam với tình yêu Tổ quốc, yêu độc lập, tự do, sự cần cù, siêng năng, lòng khoan dung, yêu chuộng hòa bình,... đến với bạn bè năm châu. Chính những giá trị đó cũng góp phần làm nên sự đa dạng văn hóa thế giới.

Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khi một số nước phát triển đang muốn áp đặt các giá trị văn hóa của họ đối với toàn thế giới. Toàn cầu hóa về văn hóa được tiếp sức bởi mạng xã hội, in-tơ-nét, di chuyển lao động, di cư xuyên biên giới, du học, truyền giáo... đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng giao lưu văn hóa và mở rộng ảnh hưởng văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Bên cạnh những mặt tích cực, xu hướng này đã, đang và sẽ làm cho đời sống văn hóa nước ta, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống biến đổi nhanh chóng, tạo áp lực rất lớn đối với việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều mặt phản văn hóa đã dễ dàng vượt qua biên giới quốc gia để thâm nhập vào nước ta, tạo ra trong một bộ phận xã hội trào lưu “cách tân”, xem nhẹ và quay lưng lại với các giá trị truyền thống. 

Mặt trái của toàn cầu hóa về kinh tế và việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, vụ lợi, chạy theo lợi ích vật chất, không từ bỏ thủ đoạn nào để kiếm tiền; làm xuất hiện xu hướng thương mại hóa mọi thứ, trong đó có thương mại hóa các sản phẩm văn hóa tinh thần, biến văn hóa trở thành mục tiêu trục lợi; đi kèm đó là không ít các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, làm suy thoái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề “lợi ích nhóm” với những thủ đoạn tinh vi đã lũng đoạn, làm méo mó chính sách, gây mất công bằng trong xã hội, đe dọa lợi ích toàn dân cũng như lợi ích quốc gia, làm băng hoại các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đe dọa sự an toàn văn hóa của cá nhân và cộng đồng, có thể gây ra những rạn nứt văn hóa trong xã hội. Các thế lực thù địch tận dụng toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại văn hóa - tư tưởng bằng cách truyền bá, phổ biến các loại tư tưởng, các sản phẩm văn hóa phản động, độc hại, lấn át các giá trị văn hóa dân tộc; khai thác và phát triển tâm lý hưởng lạc vật chất tầm thường, đánh vào thị hiếu thấp kém của một bộ phận dân chúng và cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, làm thay đổi quan niệm của họ về giá trị văn hóa truyền thống; gieo rắc và khuyến khích các tệ nạn xã hội phát triển nhằm từng bước hủy hoại sức sống văn hóa dân tộc; tạo mâu thuẫn xã hội, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm họ dần xa rời, phủ nhận các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ cũng là “đồng minh” của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa.

Thực tế trên cho thấy, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không chỉ tụt hậu trong sự phát triển công nghiệp văn hóa, đánh mất thị trường tiêu thụ mà còn bỏ lỡ cơ hội tạo dựng “sức mạnh mềm” (được thể hiện ở sức hấp dẫn, lan tỏa từ các giá trị văn hóa của quốc gia dân tộc) vốn được coi là nhân tố cơ bản để phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh quốc gia. Trước những đổi thay khó lường của tình hình thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hóa về văn hóa, đồng thời chọn lọc, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết đối với nước ta, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tiễn.

Một số giải pháp góp phần bảo đảm an ninh văn hóa Việt Nam hiện nay

Cần thống nhất quan điểm bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa là phát huy vai trò của văn hóa với sự phát triển bền vững của đất nước mà nội dung cốt lõi là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, do toàn dân làm chủ thể dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đây là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Trên cơ sở quan điểm đó, chúng ta cần chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm an ninh văn hóa: 

Một là, xây dựng ý thức tự giác, tích cực, chủ động thường trực của mỗi người Việt Nam về bảo vệ an ninh văn hóa của quốc gia. Thông qua các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền (trong đó có cán bộ quản lý và cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa) và toàn dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, an ninh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bồi dưỡng lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ an ninh văn hóa. Đưa nội dung giáo dục về tri thức văn hóa, an ninh văn hóa vào nội dung thường trực trên các phương tiện thông tin truyền thông, lồng ghép vào những môn học trong các chương trình giáo dục học sinh phổ thông và bồi dưỡng cán bộ quản lý. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng, truyền thống, các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức, bản lĩnh, lối sống lành mạnh, lý tưởng sống cống hiến trong đối tượng thanh niên, sinh viên, học sinh để thế hệ tương lai của đất nước đủ sức đề kháng, có khả năng “tự vệ” trước những tác động tiêu cực từ những trào lưu, tư tưởng, văn hóa, lối sống trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, những âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, những cám dỗ tầm thường của cuộc sống hiện đại...

Hai là, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, nhất là an ninh văn hóa. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và với cam kết quốc tế trong bối cảnh hội nhập; đặc biệt là thể chế bảo đảm an ninh văn hóa từ an ninh mạng, xuất bản, xuất - nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa, giáo trình, tài liệu; các hoạt động sáng tác, phê bình văn học - nghệ thuật; các hoạt động quảng cáo, quảng bá, giao lưu văn hóa. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quy định của Nhà nước về hoạt động và dịch vụ văn hóa. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan văn hóa, văn nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tốt đẹp của văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ba là, đầu tư phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc thành lập hệ thống cảnh báo an ninh quốc gia, trong đó có an ninh văn hóa; dự báo và ứng phó hiệu quả trước các thủ đoạn, hoạt động xâm nhập của “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, bảo đảm an toàn văn hóa, an toàn thông tin trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên thông tin, quản lý tên miền và dữ liệu điện tử; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp dịch vụ mạng để triển khai các giải pháp quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa trong xã hội cũng như công tác quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc quản lý thị trường văn hóa phẩm; quản lý việc sử dụng dịch vụ in-tơ-nét và thông tin điện tử trên in-tơ-nét tại Việt Nam; chú trọng quản lý hiệu quả hoạt động nhập khẩu những sản phẩm văn hóa có nội dung tốt, có giá trị về nghệ thuật; đồng thời không để báo chí, phim ảnh và các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy thâm nhập vào nước ta. 

Bốn là, gắn kết văn hóa với chính trị, kinh tế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp; gắn công tác văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và địa phương; lồng ghép hoạt động bảo đảm an ninh văn hóa trong triển khai chiến lược phát triển văn hóa, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, nhằm tạo tính cộng hưởng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nâng cao sức cạnh tranh văn hóa; từng bước hình thành thị trường quốc tế cho các loại hình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực văn hóa, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Phối hợp tổ chức các sự kiện, chương trình hoạt động văn hóa - nghệ thuật có lồng ghép với các chương trình giới thiệu về ẩm thực Việt Nam, quảng bá hợp tác về đầu tư, thương mại, du lịch, thể thao... ở quy mô quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy công tác truyền thông quốc tế, giới thiệu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. 

Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng trong việc xây dựng văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa. Xác định và đề cao vai trò của nhân dân với tư cách vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hưởng thụ văn hóa. Tạo mọi cơ chế, điều kiện để nhân dân được tiếp nhận thông tin và sản phẩm văn hóa lành mạnh để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng và quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ra nước ngoài. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để tăng cường nguồn lực cho hoạt động văn hóa cả trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng văn hóa, bảo đảm an ninh văn hóa. Tạo điều kiện thu hút và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các doanh nghiệp và nghệ sĩ tự do tham gia các hoạt động văn hóa nhằm đa dạng hóa các nguồn lực vật chất cho các hoạt động quảng bá, phát triển văn hóa Việt Nam. Xây dựng hệ thống doanh nghiệp văn hóa mạnh; gắn kết chặt chẽ giữa một số thương hiệu hàng hóa có chất lượng của Việt Nam với các yếu tố văn hóa đặc sắc của đất nước.

Sáu là, tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác văn hóa và bảo đảm an ninh văn hóa. Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học và kiến thức về văn hóa và vấn đề bảo đảm an ninh văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, cán bộ quản lý trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản, cán bộ, biên tập viên, phóng viên; bồi dưỡng kiến thức về văn hóa và ngoại giao văn hóa cho các cán bộ làm công tác đối ngoại, cán bộ công tác tại các cơ quan đại diện của Việt Nam, các trung tâm văn hóa/nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.

Bảy là, kiên quyết đấu tranh phòng, chống văn hóa độc hại, sự áp đặt về văn hóa của các cường quốc, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Quán triệt phương châm cơ bản trong bảo vệ an ninh văn hóa là coi trọng chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính; mặt khác, phải đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Định hướng, động viên văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm công dân, chống các biểu hiện ảo tưởng, mơ hồ, hữu khuynh, mất cảnh giác, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá chế độ trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.

Tám là, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về công tác bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh mới, như công tác bảo tồn di sản; đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật; quản lý văn hóa, xây dựng chính sách văn hóa quốc gia; kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ bản quyền các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; hệ thống cảnh báo an ninh quốc gia (trong đó có an ninh văn hóa), quản lý các loại hình thông tin trên in-tơ-nét; phối hợp xử lý những vi phạm trong phạm vi cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, trong đó có an ninh văn hóa; góp phần xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài và phát triển toàn diện, bền vững giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới./.

-------------------------------------------

(1) Xem Nguyễn Ngọc Thiện: “Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Cộng sản số 901 (11-2017), tr. 25
(2) Xem http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/34471/Toan-cau-hoa-tu-goc-nhin-van-hoa.aspx

Theo Tạp chí Cộng sản

相关内容
推荐内容