【lịch bđ】Lung Ngọc Hoàng
(CMO) Địa danh lung Ngọc Hoàng nằm giữa ruột U Minh Hạ, nay thuộc 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nơi đây là vùng căn cứ địa cách mạng. Vô số cá đồng tồn tại suốt 2 mùa mưa nắng, cùng nhiều loại rau rừng, không thể kể hết tên, là nguồn thực phẩm dồi dào, nuôi sống hàng chục nghìn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ.
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Mỹ - nguỵ tiến hành 4 lần chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, sử dụng máy bay B52, chất độc hoá học huỷ diệt màu xanh và sự sống, nhưng U Minh không bao giờ hết cỏ, cũng như lung Ngọc Hoàng không bao giờ hết cá…
75 tuổi, lần đầu tiên tôi mới được đặt chân đến lung Ngọc Hoàng, dù trong kháng chiến chống Mỹ, mình đã từng biết nhiều "làng rừng" ở quanh U Minh. Lý do không khó hiểu: lung Ngọc Hoàng nằm tít mù trong ruột U Minh, muốn lội tới đó phải mất vài ngày. Cây rừng U Minh thời đó nhiều tầng, nhiều lớp, cao thấp chồng lên nhau, chen nhau cùng tồn tại. Cây mốp chiếm đại đa số, to hở ôm, cao chót vót, kế đó là sơn trắng, cao vài chục mét, tràm, bí bái, tai tượng, bời lời, trâm ổi, trâm sắn, mua, sậy và rất nhiều loại dây leo như: ma ren, bòng bong, nấp nước, choại, giác; đặc biệt là cây mật cật, loại cây có lá như cây dù, che hết ánh nắng mặt trời. Khoảng 10 giờ sáng, vào sâu trong rừng U Minh, người ta có cảm giác như 5 giờ chiều. Ông bà xưa gọi đây là “u u, minh minh”, rồi U Minh thành danh cho đến bây giờ cũng từ đặc điểm âm u đó.
Lung Ngọc Hoàng ngày xưa cung cấp một lượng lớn cá đồng làm thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân vùng căn cứ U Minh.Ảnh tư liệu |
Ở U Minh có rất nhiều dồ cây to, cao như dồ Ông Thượng, Dồ Diệc, Dồ Nai, Dồ Dơi, dồ Bánh Xe… Trên và dưới tán rừng có nhiều loài đặc sản quý hiếm như: chim, dơi, khỉ, sóc, cà khưu, ong, cọp, nai, heo rừng, trăn, lươn, rắn, rùa, trúc, kỳ đà, chồn... Các loài thực vật như: bồn bồn, bông súng, rau muống, rau ngổ, gạc nai, chuối nước, rau mác, lục bình, điên điển, nụ áo, dây dớn, dây choại, lá lốt, lá lụa, sống đời, cơm nguội...
Khi xâm chiếm đất nước ta, thực dân Pháp cho đào một hệ thống kênh 2 bên sông Cái Tàu để khai thác gỗ tràm, nhưng nơi xa nhất cũng chỉ hơn 1 km tính từ mé sông, phần còn lại là “rừng cấm”, nếu ai lén vào đốn “cây xúc” (cây tràm có đường kính 0,5 m trở lên) sẽ bị bắt, bị phạt.
Năm 1955, khi tiếp quản miền Nam, Mỹ - Diệm biết U Minh là căn cứ địa cách mạng, có vị trí đặc biệt từ thời chống Pháp nên chúng xây dựng đặc khu Khai Quang tại xã Khánh An, nay là xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, một căn cứ quân sự vừa to lớn, vừa kiên cố, cùng một hệ thống đồn bót vững chắc; đồng thời xây dựng khu dinh điền đồi Đức Mẹ, tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời để kìm kẹp và khống chế, tiêu diệt phong trào vùng dậy của nhân dân. Trước sức phản kháng của quân, dân ta, Mỹ - Diệm càng ra mặt độc tài, phát xít, bằng Luật 10/59, chúng tàn sát hàng trăm người như bắt bớ, tra tấn, giam cầm, thủ tiêu, hành quyết, tế cờ, mổ bụng, moi gan, chặt đầu… Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đầu năm 1955, Đảng bộ xã Khánh An có 144 đảng viên, đến tháng 7/1959 chỉ còn 44 đảng viên; xã Phong Lạc từ 172 đảng viên chỉ còn 30 đảng viên; xã Khánh Bình Đông lúc hoà bình có gần 300 đảng viên, thời điểm này chỉ còn 50 đảng viên; xã Trần Hợi có hơn 200 đảng viên, lúc này còn không đến 50 đảng viên.
“Ta căm giận còng lưng gùi đau khổ
Vào rừng sâu cất cứ, xây làng”
(Trở lại U Minh - Nguyễn Bá)
Quyết không khuất phục quân thù, nhân dân U Minh bỏ nhà vào rừng sống bất hợp pháp với địch, tự phát hình thành các "làng rừng", tự trang bị vũ khí thô sơ, chống lại chế độ tàn bạo, phi nhân của địch.
Huyện Trần Văn Thời có các làng rừng: Làng rừng dồ Ông Thượng, bao gồm các xã: Khánh Lâm, Khánh Bình Tây; Làng rừng Ấp 9, xã Trần Hợi; Làng rừng lung Cây Mít, xã Khánh Bình Đông; Làng rừng kinh Đầu Heo, xã Khánh An; Làng rừng hậu kinh Chệt Tái, xã Nguyễn Phích… Hầu hết những làng rừng đều lợp bằng vỏ tràm, núp trong những lùm cây có dây leo phủ kín, ở sâu trong rừng 7-8 cây số. Riêng lung Ngọc Hoàng nằm sâu hơn.
Đồng bào và cán bộ, chiến sĩ lúc đầu còn nhờ sự chi viện bên ngoài, nhưng về sau lực lượng quá đông, các chi bộ làng rừng hướng dẫn bà con tự túc như giăng câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt lọp, đặt trúm, xây nò, gài bẫy, đi săn hoặc đốn cây đẽo chèo, dầm, đốn sậy bện đăng, đốn đọt mật cật chằm nón, bứt choại phơi khô làm dây… Những thứ này đều gởi ra bên ngoài bán để mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết khác. Chi bộ còn hướng dẫn đồng bào thành lập các đội tự vệ ngày đêm canh gác, gài chông, lôi, lựu đạn, chiến đấu bảo vệ các làng rừng và học tập chính trị, văn hoá; tổ chức vui chơi, ca hát cho trẻ em và người lớn. Làng rừng hình thành các công trường sản xuất vũ khí đánh địch, xây dựng các trạm y tế, nhà hộ sinh, có y tá, y sĩ phục vụ Nhân dân.
Cho đến bây giờ, nhiều cán bộ, chiến sĩ vẫn không quên cuộc sống đặc biệt ở rừng U Minh, ở gần lung Ngọc Hoàng. Vào mùa khô, đi trong rừng không ai mang theo nước uống. Mỗi khi khát, cứ lấy tay móc lớp than bùn sâu chừng 4-5 tấc, nước ngấm trong than bùn túa ra đỏ như nước trà, ngọt như nước mưa, mọi người tha hồ bụm tay cùng uống. Có người tìm các gốc mốp chết lâu năm, moi rễ đem lên nhai như ăn mía; rễ mốp chứa một lượng nước ngọt đầy ắp, mát lạnh, tuỳ cỡ lớn nhỏ.
Cũng vào mùa khô, khi đến lung Ngọc Hoàng, không ai biết được vị trí của nó, vì nó không khác một trảng bồn bồn vừa rộng, vừa dài nhiều cây số (bề ngang chừng vài chục mét, bề dài chừng 15 cây số). Tuy nhiên, khi giậm chân mạnh xuống đất rừng, người ta nghe một tiếng “hịt” âm vang, đó là tiếng của hàng trăm tấn cá đồng vùi mình chịu đựng dưới lung giật mình vùng dậy. Nếu ai có mang gùi theo, tha hồ tìm bắt. Lung Ngọc Hoàng là nơi bám trụ suốt mùa khô của cá đồng U Minh. Nhờ con lung vừa lớn, vừa sâu nên các loại cá không hề bị chết. Đây là kho hậu cần thiên phú của lực lượng cách mạng U Minh. Ông Hai Xoài, cán bộ Xí nghiệp Dược Minh Hải, kể rằng, thời kỳ đầu chống Mỹ, cha con ông đào 1 cái đìa gần lung Ngọc Hoàng, chiều ngang chừng 3-4 m, chiều dài chừng 20 m; mùa hạn năm đó, gia đình ông tát bắt gần 1 tấn cá.
Gần 20 năm qua, có một nông dân tên Mười Ngọt, vốn yêu quý rừng nên tìm cách sang 600 công đất để trồng rừng. Không thể ngờ, trong phần đất của ông Mười Ngọt có một phần đất là lung Ngọc Hoàng thời xưa. Ông Mười Ngọt lên khuôn chung quanh đất mình và đào nhiều kênh ngang, dọc để chống cháy và trồng tràm, thả cá, gác kèo nuôi ong. Các con ông Mười Ngọt gác được 1.200 cây kèo, cùng bà con trong khu vực đã gác tất cả khoảng 5.000 cây kèo. Chung quanh khuôn và bờ liếp, ông Ngọt trồng chuối, hoa màu, cây ăn trái và hợp đồng với số bà con thiếu đất sản xuất để ăn chia, cùng gìn giữ huê lợi hiện có trên phần đất bao la, màu mỡ này.
Du khách gần xa biết tin tìm đến tham quan. Nhiều hãng phim trong và ngoài nước, có cả Thái Lan, cũng tìm đến đây. Điều mọi người thích thú là vùng đất này còn giữ được vẻ nguyên sơ của tự nhiên, kể cả cây rừng và nhiều loại đặc sản lạ mắt. Nếu đi theo đường ống dẫn khí của Khí - Điện - Đạm Cà Mau, thì từ trung tâm tỉnh Cà Mau đến đất ông Mười Ngọt khoảng hơn 10 km (gần cơ quan UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời). Du khách đến đây được tận mắt chứng kiến cách lấy tổ ong, câu cá, giăng lưới, đặt lờ, đặt trúm; vào mùa hạn có thể xem chụp đìa.
Vừa qua, Ban Quản lý Di tích tỉnh Cà Mau phân công cán bộ đến đây sưu tầm, điều tra, đã phát hiện khu vực này ngày xưa có công trường sản xuất vũ khí của Quân khu 9, do Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Trung Thành (Ba Lò Rèn) phụ trách; phát hiện Quân dân y, Quân dược của Quân khu 9 và của tỉnh Cà Mau, cùng một số cơ quan khác trong chống Mỹ đóng ở khu vực này. Nhiều năm trước, Bảo tàng Cà Mau đã phát hiện 2 chiếc tàu bằng gỗ, không đóng đinh, chỉ còn cột buồm và ván thuyền ở giữa rừng U Minh, chứng minh rằng, U Minh xưa kia là vùng bãi bồi và cây rừng đã lấn biển đến vài chục cây số.
Thời gian tới, Cà Mau sẽ phục dựng Làng rừng. Như thế sẽ hình thành một khu liên hoàn đưa du khách đến nhiều nơi có ý nghĩa đặc biệt ở Cà Mau như Khu Công nghiệp Khí - Điện - Đạm; Di tích lịch sử Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự; Di tích lịch sử “Nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt”; Di tích lịch sử Làng rừng; Khu du lịch sinh thái Mười Ngọt; Di tích lịch sử CM12 hòn Đá Bạc; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi); Khu kinh tế mở vàm sông Ông Đốc; thắng cảnh đầm Bà Tường; Di tích lịch sử Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng và Khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau.
Cà Mau, U Minh rực sáng bởi quá khứ oanh liệt từ thời xa xưa. Nhiều thế hệ người U Minh không ai quên lung Ngọc Hoàng, cái rốn của sự tồn tại độc đáo nhất của con cá đồng.
Các thế hệ đương đại đang cố gắng làm sống lại những gì đã diễn ra trong quá trình lịch sử được tô thắm bởi xương máu của các bậc tiền nhân. Tất cả đều hướng tới ngày mai tươi đẹp nhất./.
Trường Sơn Đông
(责任编辑:World Cup)
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Người đàn ông tử vong trong phòng trọ
- ·Chiêm ngưỡng không gian tết đẳng cấp tại Penthouse, Duplex FIATO UPTOWN
- ·Bộ GTVT: Khắc phục lỗi dán chồng thẻ thu phí ETC trước ngày 20/8
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ lật xe khách ở Đắk Lắk
- ·Dấu hiệu nhận biết thiên tai do sạt lở đất và cách phòng tránh
- ·Quốc hội tăng cường giám sát việc xử lý các ngân hàng yếu kém
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 24/9/2024: Hà Nội mát dịu, Trung Bộ giảm mưa
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Miệng núi lửa cổ có tuổi thọ hàng triệu năm được phát hiện ở Quảng Ngãi
- ·Cổ phần hóa DNNN: Thủ tướng tiếp tục phát đi thông điệp cứng rắn
- ·Cảnh báo chiêu trò điều trị Covid
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Một giám đốc ban quản lý dự án ở Gia Lai bị đề nghị kỷ luật
- ·Tin tức mới nhất: Quá khứ 'lẫy lừng' của kẻ rạch mặt Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc
- ·Dự kiến thông qua 11 luật trong kỳ họp Quốc hội thứ 9
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Hỏa hoạn làm 3 người chết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện