当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả anyang】WB nhận định kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2022

TheậnđịnhkinhtếViệtNamcoacutenhiềutiacutenhiệutiacutechcựctrongnăkết quả anyango WB, các chỉ số di chuyển chính của kinh tế Việt Nam đều tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên Đán nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine đã vượt mức 73% dân số. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng, tuy với tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các ngành, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng dương (so cùng kỳ năm trước), lần đầu tiên kể từ đợt bùng phát dịch COVID-19 từ cuối tháng 4-2021.

Người dân mua sắm tại siêu thị Hapro Khâm Thiên (Hà Nội). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư mặc dù xuất khẩu giảm tốc, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và giải ngân có sự khởi đầu vững chắc trong năm 2022. Giá năng lượng tăng tiếp tục là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát CPI trong khi giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định giúp cho lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tín dụng trong tháng 1 tăng trưởng nhanh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng trước Tết của các doanh nghiệp và hộ gia đình, khiến cho lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng tăng mạnh.

Trong tháng 1-2022, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023 được ban hành, trong đó các biện pháp tài khóa trong phạm vi ngân sách có tổng quy mô tương đương khoảng 4,5% GDP đánh giá lại. Các hỗ trợ chính của Chương trình bao gồm tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và bổ sung thêm vốn đầu tư công, trong khi hỗ trợ trực tiếp bằng tiền còn hạn chế.

Trong những diễn biến kinh tế gần đây, báo cáo của WB lưu ý cần theo dõi: Các biện pháp y tế như chương trình tiêm vaccine và "thông điệp 5K" cần được duy trì vì rủi ro bùng phát dịch với biến chủng mới của COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế vẫn tồn tại và Việt Nam đang mở cửa trở lại trường học cũng như có kế hoạch gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với du khách quốc tế để vực dậy ngành du lịch. Chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế mới có thể được nâng cao bằng cách bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo xã hội nhằm hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Ngoài ra, để đảm bảo Chương trình có tác động đến nền kinh tế như kỳ vọng, công tác triển khai cần được theo dõi chặt chẽ. Quan điểm thận trọng với khu vực tài chính nên được duy trì, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng có khả năng  tác động đến chất lượng danh mục của ngân hàng và có thể có tác động lan tỏa từ việc tăng lãi suất mà Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ dự kiến sẽ thực hiện.

分享到: