游客发表
Đại sứ đánh giá như thế nào về triển vọng trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Na Uy?ểnvọnghợptáckinhtếViệketqua anh
10 năm qua, quan hệ thương mại song phương không ngừng tăng trưởng. Hai bên cùng quan tâm tới các lĩnh vực chung như hàng hải, kinh tế biển, công nghệ thông tin và công nghệ sạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam cũng như việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã mở ra những lĩnh vực hợp tác song phương mới.
Theo số liệu thống kê chính thức của Na Uy, 3 tháng đầu năm 2016, Na Uy đã nhập khẩu từ Việt Nam 112,7 triệu USD, xuất khẩu khoảng 71,5 triệu USD. Năm 2015, Na Uy nhập khẩu từ Việt Nam hơn 335,3 triệu USD, trong đó các mặt hàng chủ đạo là dệt may, giày dép, đồ gỗ nội thất, và hạt điều. Na Uy xuất sang Việt Nam hải sản, máy móc, công cụ, phụ tùng, phân bón các loại, hóa chất và sắt thép với tổng giá trị 213,4 triệu USD. Mặc dù Na Uy và Việt Nam đều là hai nước xuất khẩu hải sản, nhưng ngay cả trong lĩnh vực này chúng ta cũng có thể phối hợp với nhau, chẳng hạn như sự hỗ trợ của Na Uy đối với Việt Nam liên quan tới các giải pháp công nghệ nuôi trồng thủy sản bền vững.
Với mối quan hệ tốt đẹp, cùng với đà tăng trưởng và cải cách như hiện nay…, tôi tin rằng triển vọng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước rất tươi sáng.
Xin Đại sứ cho biết tiến độ đàm phán Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Na Uy đang cùng tham gia đàm phán? Bà kỳ vọng gì ở hiệp định này trong phát triển kinh tế hai nước?
Quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hiệp hội Tự do Thương mại Châu Âu (EFTA) gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Iceland bắt đầu năm 2012 và hiện vẫn đang tiếp tục. Đây là một FTA toàn diện tuân thủ các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định quy định về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững và công nghệ. Theo thống kê từ website chính thức của EFTA, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa khối EFTA và Việt Nam năm 2014 đạt 2,17 tỷ đô la, tăng gần 20% so với năm trước đó.
Sau khi ký kết, hiệp định sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy, kích thích đầu tư và tạo thêm cơ hội việc làm.
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để có thể tham gia chuỗi phân phối tại thị trường Na Uy, thưa Đại sứ?
Hiện nay, Việt Nam đang trở thành điểm đến của ngày càng nhiều du khách Na Uy. Nhiều mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng đang được bày bán tại Na Uy, nhiều nhất phải kể đến điện thoại, quần áo và đồ nội thất.
Khi hoạt động tại một quốc gia khác hay khi làm ăn với bạn hàng nước ngoài, kiến thức về quốc gia đối tác có ý nghĩa then chốt. Vì vậy, việc chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề trong hiệp định hoặc quy định của nước sở tại là khâu quan trọng, đảm bảo sự khởi đầu tốt nhất cho doanh nghiệp.
Năm ngoái, Chính phủ Na Uy đã khởi xướng Chương trình hành động quốc gia về quyền kinh doanh và quyền con người. Kế hoạch hành động này đặt ra những kỳ vọng cho các công ty của Na Uy cũng như xác định rõ những hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp sẽ nhận được từ cơ quan nhà nước.
Xin cảm ơn Đại sứ!
FTA Việt Nam với khối EFTA nếu được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy, kích thích đầu tư và tạo thêm cơ hội việc làm. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接