VHO- Ngày 19.4,ảngNgãiHộinghịthuhútđầutưvùngđồngbàodântộcthiểusốkết quả bóng đá việt nam hôm nay truc tiep UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế, cơ chế, chính sách hỗ trợ; cung cấp thông tin, quảng bá cơ hội đến các nhà đầu tư đang quan tâm và có nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị thu hút đầu tư ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa đối với vùng đồng bào các DTTS của tỉnh và cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã xác định “Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi” là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị
Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều văn bản về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi và Nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc; ban hành nhiều cơ chế, chính sách, nhất là các cơ chế để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Với quan điểm nhất quán luôn trân trọng vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chúng tôi hoan nghênh và cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất; cung cấp các dịch vụ công tiện ích, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các nhà đầu tư thực hiện đầu tư thành công, bền vững, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị; đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh; chúng tôi sẵn sàng trao đổi cởi mở tất cả các nội dung các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên phát biểu
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 61 xã thuộc 5 huyện miền núi và một số huyện đồng bằng. Khu vực này có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp; phát triển công nghiệp về chế biến nông lâm sản; khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện. Đây cũng là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số... Tuy vậy, trong thời gian qua, những tiềm năng, lợi thế này chưa được phát huy hết giá trị để phát triển kinh tế - xã hội.
Được ví như “cổng trời” của Quảng Ngãi, núi Cà Đam nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, nơi đây phù hợp trồng các loại dược liệu quý như sâm bảy lá một hoa, thiên niên kiện, gừng gió, lan kim tuyến, sa nhân tím, trầm hương, sâm đương quy… Huyện Trà Bồng đã thử nghiệm thành công mô hình “Trồng cây gừng gió xen canh một số cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày”.
Tại huyện Sơn Tây, các nhà khoa học, nghiên cứu đã đi thực địa tại rừng phòng hộ Azin, một trong những khu rừng lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, đây là nơi nhiều người dân trồng gừng gió. Huyện Sơn Tây cũng đã thử nghiệm trồng các loại cây dược liệu như tam thất, sâm bảy lá,… các vườn cây dược liệu đang phát triển và bước đầu cho thu hoạch.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Văn Mẫn báo cáo tại Hội nghị
Không chỉ có thế mạnh dược liệu, các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, tiềm năng phát triển du lịch, trong đó cảnh quan thiên nhiên hồ chứa nước Tôn Dung (thị trấn Ba Tơ), thác Lệ Trinh, thác Cao Muôn hùng vĩ, đặc biệt cao nguyên Bùi Hui (huyện Ba Tơ), vùng đất Trà Bồng còn là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi. Trà Bồng có nhiều cảnh đẹp như núi Cà Đam, suối Trà Bói, núi Răng Cưa… Tại huyện Minh Long có thác Trắng, còn huyện Sơn Tây, Sơn Hà có hồ chứa nước Nước Trong, thác Lụa,… cảnh quan hoang dã và hùng vĩ giữa đại ngàn Đông Trường Sơn…
Tại Hội nghị, các đại biểu và nhà đầu tư đã được xem phim giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, chính sách ưu đãi để kêu gọi thu hút đầu tư ở vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi; nghe Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Văn Mẫn trình bày cách thức, các bước trong tổ chức triển khai thực hiện các dự án liên kết sản xuất trong phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo các địa phương miền núi ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư
Đồng thời, nghe các tham luận giới thiệu tiềm năng phát triển dược liệu quý ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi; liên kết chuỗi trồng và chế biến cây sả chanh Ấn Độ, cây hương liệu và nuôi bò thảo dược; liên kết sản xuất tre lấy măng và các sản phẩn từ tre; mô hình “Hợp tác xã cộng đồng điều phối” để xây dựng điểm du lịch cộng đồng bền vững và phát huy tối đa chuỗi giá trị vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ngãi.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao tỉnh Quảng Ngãi đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỉnh Quảng Ngãi có cách làm hay thu hút đầu tư, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay phát triển sản xuất vùng đồng bào DTTS với mục tiêu giải quyết vấn đề đói nghèo, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ mang bản sắc văn hóa của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
Để thu hút đầu tư phát triển các địa phương miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị Quảng Ngãi cần lựa chọn, nghiên cứu thu hút đầu tư, phát triển tạo ra sản phẩm đặc trưng của Quảng Ngãi mang tính bền vững, đẩy mạnh liên kết vùng để tận dụng, phát huy tối đa lợi thế các địa phương. “Mục tiêu hướng đến cuối cùng là lợi nhuận các bên, trong đó, doanh nghiệp đầu tư thì có lợi nhuận, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi có thu nhập ổn định và phải sống được trên mảnh đất của họ, cũng như giữ gìn, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS và miền núi”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tin tưởng, với cách làm này, Quảng Ngãi sẽ có triển vọng phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tới và đạt được mục tiêu của tỉnh đó là giảm nghèo ở khu vực đồng bào DTTS và miền núi mỗi năm 5%.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long và Trà Bồng cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
NHƯ ĐỒNG