Theấtkhẩuđiệnkhôngqualướiđiệnquốcgiacầnthêmcơsởpháplýkết quả flamengoo báo cáo của Bộ Công thương, chủ trương xuất khẩu điện ra nước ngoài với quy mô lớn (5.000 – 10.000 MW) tương ứng khoảng 3-6% tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước theo Quy hoạch Điện VIII (tổng công suất 150.489 MW) và hình thành hệ thống lưới điện cao áp/siêu cao áp kết nối với các quốc gia khác là một chủ trương lớn và mới, chưa có tiền lệ, liên quan đến an ninh năng lượng quốc giá, các vấn đề an ninh, quốc phòng, lưu thông hàng hàng, ngoại giao, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và các địa phương liên quan.
Cạnh đó, Bộ Công thương cũng cho biết, Nghị quyết số 55 – NQ/TW của Bộ Chính trị không đưa ra mục tiêu cụ thể xuất khẩu điện, do đó cần phải có chủ trương cụ thể của Bộ Chính trị để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Về mặt Quy hoạch không gian biển, Báo cáo của Bộ Công thương cũng dẫn Báo cáo số 105/BC-BTNMT ngày 14/8/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chưa đủ căn cứ, cơ sở để tham mưu xem xét, chấp thuận các hoạt động khảo sát lập dự ánđiện gió ngoài khơi.
Hiện đã có một số đề án xuất khẩu điện từ các nguồn điện gió ngoài khơi, điện mặt trời... không thông qua lưới điện quốc gia và đi trên biển qua các nước xunh quanh được gửi tới Bộ Công thương |
Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang hoàn thiện để trình dự thảo Nghị định để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cã nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Liên quan đến các quy định pháp lý, hiện pháp luật về điện lực chỉ quy định thẩm quyền mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia mà chưa có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục quyết định việc mua bán điện với nước ngoài không thông qua hệ thống điện quốc gia.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định tại Luật Điện lực và Nghị định số 137/2013/NĐ-CP làm cơ sở thực hiện việc mua bán điện với nước ngoài với các trường hợp xuất khẩu điện không thông qua lưới điện quốc gia.
Với thực trạng này, Bộ Công thương cũng đã đề nghị Chính phủ nhiều nội dung trong đó có xin chủ trương cụ thể từ Bộ chính trị về việc xuất khẩu điện quy mô lớn và giao cho các Bộ, ngành xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để thể chế hoá chủ trương, làm cơ sở để triển khai xây dựng.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường có ý kiến về thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư, việc lựa chọn các nhà đầu tư các dự án trên biển và nghiên cứu bổ sung quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi và cáp ngầm vượt biển đi qua khu vực lãnh hải, đặc quyền kinh tế biển của nhiều nước.