当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kqbd chivas】Nestlé, Coca cola bị Việt Nam thanh tra là hết lỗ

Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc,éCocacolabịViệtNamthanhtralàhếtlỗkqbd chivas thanh kiểm tra các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, rất nhiều doanh nghiệp đã không còn lỗ nữa.

Nếu DN trong nước cũng bị thanh kiểm tra nghiêm, phải chăng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nữa không còn thua lỗ
Nếu DN trong nước cũng bị thanh kiểm tra nghiêm, phải chăng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nữa không còn thua lỗ

Doanh nghiệp FDI kêu lỗ, thanh tra xong hết lỗ

Nestlé là một trong những doanh nghiệp FDI có thị phần lớn tại Việt Nam, song sau 18 năm hoạt động Nestlé vẫn đang kinh doanh thua lỗ và chỉ có lãi trong 4 năm.

Theo con số được đưa ra trong một báo cáo của Ban quản lý KCN tỉnh Đồng Nai gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế từ khi thành lập (năm 1995) đến nay, Nestlé Việt Nam đang thua lỗ hơn 30,8 triệu USD, chiếm 20% vốn góp chủ sở hữu.

Thừa nhận mức lỗ này, ông Vũ Quốc Tuấn - Trưởng phòng Truyền thông & Đối ngoại Nestlé Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đã có lãi trong các năm 2007, 2008, 2011 và 2012, chưa tính năm 2013. Trung bình những năm có lãi, chúng tôi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng mỗi năm”.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi tại sao trong các báo cáo, mười mấy năm qua Nestlé vẫn kinh doanh thua lỗ? Ông Tuấn không đưa ra lý do mà chỉ cho rằng “lỗ là chuyện bình thường". Không chỉ riêng gì Nestlé, Coca cola - một trong những "ông lớn" FDI tại Việt Nam, cũng liên tục kêu lỗ cả chục năm liền.

Cụ thể, chỉ riêng năm 2010, Coca cola lỗ 188 tỉ đồng (gần 9 triệu USD) và lỗ luỹ kế trong 1 thập kỷ gần đây lên tới 180 triệu USD. Kêu lỗ là vậy nhưng trong kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, Coca cola lại dự kiến sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam.

Giải thích cho điều này, ông Irial Finan – Phó Chủ tịch Tập đoàn Coca cola khẳng định, Coca cola với truyền thống 127 năm tồn tại sẽ có chiến lược kinh doanh riêng. Mục tiêu của Coca cola tại thị trường Việt Nam là dài hơi nên chuyện có lỗ 10 năm hay 20 năm là chuyện bình thường.

Từ những vấn đề chưa minh bạch tài chính, thậm chí khai lỗ để tránh thuế thu nhập đã khiến dư luận không khỏi nghi vấn Coca cola thực hiện chuyển giá. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Tập đoàn Coca cola lại hùng hồn khẳng định, doanh nghiệp mình đã đóng thuế rất nhiều cho Việt Nam.

“Có 4 dòng thuế doanh nghiệp cần phải đóng, và thực tế ở Việt Nam, chúng tôi đã đóng thuế rất nhiều. Chỉ có điều chúng tôi chưa có khả năng đóng thuế thu nhập doanh nghiệp vì chưa có lợi nhuận” - ông Irial Finan cho biết.

Không chỉ Nestlé, Coca cola mà theo thống kê của Bộ Tài chính, có 1.172 doanh nghiệp báo lỗ có dấu hiệu chuyển giá.

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vấn đề này, ngày 28/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành làm việc trực tiếp với các DN có dấu hiệu chuyển giá. Chính phủ nhận được báo cáo từ các bộ chức năng cho biết qua trao đổi như vậy có những dấu hiệu đã được DN giải trình, có dấu hiệu đã được chấn chỉnh. Một số DN báo lỗ nhưng sau khi chấn chỉnh thì đã không còn lỗ.

Như vậy, nhờ quá trình thanh tra, kiểm tra nghiêm túc, kỹ lưỡng mà sau khi hàng loạt các DN FDI kêu lỗ giờ đây đã không còn lỗ nữa.

DN trong nước được thanh tra cũng hết lỗ?

Trước đó, vào cuối tháng 1/2013, ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục thuế TP HCM cho biết, thông qua kiểm toán nhà nước đã phát hiện một số doanh nghiệp lớn trong nước (đặc biệt là một Tập đoàn nổi tiếng về sản xuất hàng thực phẩm, tiêu dùng) cũng có dấu hiệu chuyển giá.

Tuy nhiên, vì dấu hiệu chưa rõ ràng và chưa có kết luận thanh tra chính thức nên không thể công khai danh tính các doanh nghiệp này một cách cụ thể.

Còn theo bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục thuế TP HCM, trong năm 2012 vừa qua, cơ quan này đã thanh tra được hơn 1.500 hồ sơ thuộc các doanh nghiệp thường xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá,... tăng 2% theo kế hoạch pháp lệnh, tăng 52% so với năm 2011.

Như vậy, hiện tượng chuyển giá không chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam mà đã có dấu hiệu ở các doanh nghiệp trong nước.

Với việc thanh tra, kiểm tra một cách nghiêm túc, quyết liệt, nhiều DN FDI đã chấn chỉnh, không còn kêu thua lỗ nữa. Phải chăng, nếu như việc kiểm tra các DN trong nước cũng được quyết liệt như với doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ không còn DN nào thua lỗ?

Theo Đất Việt

分享到: