Chưa đảm bảo nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công sau chuyển đổi Theửaquyđịnhđểchuyểnđổiđơnvịsựnghiệpcônglậpthànhcôngtycổphầxem bong da tuyeno thống kê của Bộ Tài chính, cả nước còn gần 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) với số lượng lao động đạt hơn 2,5 triệu người, trong đó ngành Y tế và Giáo dục chiếm gần 70% tổng biên chế. Lương chiếm gần 40% tổng quỹ lương của ngân sách nhà nước. Chỉ có 123 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 1.934 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên; 12.968 đảm bảo một phần chi thường xuyên, 42.146 đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo hoàn toàn hoạt động. Tuy nhiên, đến năm 2018, số lượng cổ phần hóa chỉ được trên 50 đơn vị, chưa đạt 0,09% số đơn vị SNCL đang hoạt động theo tinh thần của Quyết định số 22. Qua quá trình thực hiện, Quyết định nói trên đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc cần được điều chỉnh. Đó là: Chưa có quy định chặt chẽ về nghĩa vụ tiếp tục cung cấp dịch vụ công của doanh nghiệp chuyển đổi từ đơn vị SNCL, chế tài nếu đơn vị SNCL không tiếp tục cung cấp dịch vụ công hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chưa quy định cơ chế giám sát, tổng hợp báo cáo về tình hình cung cấp dịch vụ công của các doanh nghiệp này; chưa quy định hết đối tượng các đơn vị SNCL có khả năng chuyển đổi thành công ty cổ phần như các đơn vị SNCL thuộc các cơ quan chuyên môn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó cũng chưa có hướng dẫn xử lý một số nội dung tài chính đặc thù của đơn vị SNCL; chưa có quy định về bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị SNCL hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đặc biệt, nhiều nội dung của Quyết định số 22 dẫn chiếu tới quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp, các quy định về tài chính, kế toán đối với đơn vị SNCL và doanh nghiệp là khác nhau. Do vậy, việc hướng dẫn chuyển đổi các đơn vị SNCL thực hiện theo quy định như đối với chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần có thể tạo bất cập, khó khăn cho các đơn vị. Hơn nữa, phần lớn đơn vị SNCL đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần đều có quy mô nhỏ trong khi Quyết định số 22 lại quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án chuyển đổi cho các đơn vị. Do vậy, quy định này tăng khối lượng công việc của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Chính phủ, hạn chế tính chủ động của cơ quan chủ quản và kéo dài thời gian chuyển các đơn vị SNCL thành công ty cổ phần. Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, đơn vị này đang chủ trì xây dựng một Nghị định để thay thế Quyết định số 22 về chuyển đơn vị SNCL thành công ty cổ phần nhằm khắc phục những tồn tại trên. Không dễ để trở thành nhà đầu tư chiến lược Một trong những thay đổi được đưa ra là điều kiện chuyển đơn vị SNCL thành công ty cổ phần. Bộ Tài chính đề xuất ba điều kiện mà đơn vị SNCL cần đáp ứng để chuyển thành công ty cổ phần bao gồm: Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi; còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị SNCL; thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị SNCL thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Với trường hợp sau khi xác định lại giá trị, đơn vị SNCL không còn vốn nhà nước thì không tiếp tục thực hiện chuyển đổi và giữ nguyên mô hình đơn vị SNCL. Chi phí đã thực hiện để xác định giá trị đơn vị SNCL và các chi phí liên quan được tính vào chi phí hoạt động của đơn vị SNCL. Đối với các đơn vị SNCL không thuộc danh mục, lĩnh vực chuyển thành công ty cổ phần nhưng đáp ứng đủ điều kiện về tài chính và có khả năng xã hội hóa thì Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển thành công ty cổ phần. Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, việc chuyển đổi sẽ được cụ thể hóa với 3 hình thức. Thứ nhất là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị SNCL, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thứ hai là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị SNCL hoặc vừa kết hợp bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thứ ba là bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại đơn vị SNCL hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Ông Tiến cho hay, bán cho ai, ai được mua cũng được dự thảo Nghị định nêu rõ. Theo đó, nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị SNCL chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của đơn vị SNCL chuyển đổi theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối Một vấn đề đang khá “vướng” trong quá trình cổ phần hóa DNNN đã được rút kinh nghiệm, đưa ra cụ thể đối với đơn vị SNCL đó là việc xử lý đất đai. Dự thảo dành riêng 1 điều cho nội dung này. Cụ thể: Trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi đơn vị SNCL thành công ty cổ phần, đơn vị SNCL phải được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về sắp xếp, xử lý tài sản công. Đối với phương án sử dụng đất sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần chuyển đổi từ đơn vị SNCL phải xây dựng phù hợp với lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Trường hợp sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần không còn nhu cầu sử dụng đất vào mục đích khi chuyển đổi thì xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát việc sử dụng đất sau chuyển đổi của đơn vị SNCL. Về hình thức sử dụng đất của đơn vị SNCL chuyển đổi, dự thảo cũng nêu: Đối với diện tích đất đơn vị SNCL đang thực hiện thuê đất trả tiền hàng năm thì tiếp tục được thực hiện thuê đất trả tiền hàng năm. Đối với diện tích đất đã được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần, đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất, đất do đơn vị SNCL nhận chuyển nhượng thì đơn vị SNCL chuyển sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. |