您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【ty so brentford】Phó Thủ tướng: Chủ động trước những biến động kinh tế thế giới

Nhà cái uy tín322人已围观

简介Ảnh: VGP/Thành ChungSáng 4/12 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợ ...

dien dan

Ảnh: VGP/Thành Chung

Sáng 4/12 tại Hà Nội,óThủtướngChủđộngtrướcnhữngbiếnđộngkinhtếthếgiớty so brentford Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợp với WB tại Việt Nam và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Diễn đàn, với sự tham dự của 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các sứ quán, các tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo, Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đã có bước tiến trong chuẩn bị thực thi các FTA thế hệ mới, trong đó Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào tháng 3/2018 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và chính thức có hiệu lực thực thi vào ngày 14/1/2019.

Bên cạnh đó, Việt Nam và EU đã tuyên bố kết thúc quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA và thống nhất tách Hiệp định Bảo hộ đầu tư ra khỏi FTA vào tháng 6/2018 để chuẩn bị cho việc ký kết các hiệp định này…

Trong khi đó, trên thế giới và khu vực, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp với chủ nghĩa bảo hộ thương mại, sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc; quá trình Brexit để nước Anh rời khối EU… đang tạo ra sự bất định chính sách ngày càng tăng, có nguy cơ tác động sâu sắc đến nền kinh tế và thương mại toàn cầu.

“Những sự kiện này đòi hỏi Việt Nam cần sớm có những phân tích, dự báo và hoạch định chính sách phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực, chủ động đưa ra các giải pháp cho giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo”, ông Đỗ Thắng Hải cho biết.

Với các diễn giả là lãnh đạo một số bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế Vũ Minh Khương (Trường Đại học Lý Quang Diệu, Singapore, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng), Diễn đàn sẽ tập trung đề xuất quan điểm chính sách phù hợp để ứng phó với diễn biến mới của tình hình hội nhập thế giới và khu vực; vấn đề thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới của Việt Nam, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra đối với cải cách thể chế và tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, việc tổ chức thành công Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế lần thứ nhất năm 2017 đã tạo ra cơ sở quan trọng để lãnh đạo Chính phủ đưa ra các định hướng triển khai công tác hội nhập kinh tế 2018, trong đó có Chỉ thị số 26/TT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.

Từ đó đến nay, Việt Nam đã có một năm sôi động với các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, nổi bật là Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thành đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại mới, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017.

Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường các nước có FTA với Việt Nam đều có tốc độ tăng cao so với năm 2017. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước, qua đó đã cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới việc khai thác các cơ hội từ hội nhập và thực thi các FTA.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết, vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế, có khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.

Trong vòng một năm trở lại đây, kinh tế toàn cầu có một số dấu hiệu thay đổi, theo hướng phức tạp và khó dự đoán hơn. Do đó, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần phải sớm có những phân tích, dự báo và động thái chính sách để giảm thiểu những tác động tiêu cực và chủ động có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng đề nghị các diễn giả tập trung thảo luận, phân tích, dự báo những xu thế diễn biến trong tình hình kinh tế thế giới, khu vực. Đặc biệt là xu thế bảo hộ thương mại và diễn biến của quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế lớn của thế giới tác động tới kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Diễn đàn đánh giá các khía cạnh liên quan đến công tác triển khai thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam (CPTPP và EVFTA), những vấn đề đặt ra đối với cải cách thể chế và tiếp cận thị trường; đề xuất những giải pháp và hành động cụ thể để triển khai hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong nước theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.

Theo Chinhphu.vn

Tags:

相关文章