发布时间:2025-01-27 09:25:04 来源:88Point 作者:La liga
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc,ơhộichodoanhnghiệpmởrộngthịtrườngxuấtkhẩbđ kq Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15-11-2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1-2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt, trong đó sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, đồng thời thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. Chi phí và thời gian cho các thương nhân được cắt giảm khi xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia. Hiệp định RCEP cũng sẽ giảm bớt các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên như thủ tục hải quan, kiểm dịch và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngay sau khi Hiệp định RECP có hiệu lực, tại Quảng Ninh, công tác triển khai tuyên truyền, phổ biến đã được thực hiện đồng bộ với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp sở, ngành liên quan và địa phương. Nhất là tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để thực hiện Hiệp định RECP cho các đối tượng liên quan như: Doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, HTX, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức tuyên truyền được thực hiện đa dạng trên các kênh thông tin đại chúng, ấn phẩm, tài liệu tham khảo, mở các lớp tập huấn, cafe doanh nhân, đối thoại...
Công tác tập huấn cho công chức, cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực như: Thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RECP, đầu tư dịch dụ, hải quan, phòng vệ thương mại... cũng được đẩy mạnh thực hiện. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh được tập trung triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh tại tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các đối tác từ các nước tham gia các Hiệp định RCEP cũng như các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA... với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo. Cụ thể như: Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh; tổ chức các buổi làm việc trực tuyến, trực tiếp với các đoàn nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh trên địa bàn; cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; tham dự các hội nghị, hội thảo trực tuyến về công tác xúc tiến đầu tư... Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 151 dự án FDI được thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng số vốn đầu tư đạt trên 8,29 tỷ USD. Trong đó có 37 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ các nước là thành viên của các Hiệp định RCEP, CPTPP, EVFTA, UKVFTA với tổng vốn đăng ký các dự án trên 846 triệu USD.
Đặc biệt, hiện nay thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Quảng Ninh đã mở rộng được ra hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, tập trung ở thị trường các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Trung Đông, các nước trong liên minh kinh tế Á - Âu... Có được thị trường phát triển rộng lớn, ngoài sự nỗ lực cố gắng từ phía chính quyền, doanh nghiệp của Quảng Ninh thì còn có sự hỗ trợ hết sức tích cực từ các Hiệp định đã có hiệu lực như: EVFTA, UKVFTA, CPTPP và tiến tới sẽ có thêm sự lựa chọn hỗ trợ rất lớn nữa từ RCEP.
Theo thống kê của Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh sang các nước trong khối RCEP đang được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định mang lại ước đạt 1,272 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 0,622 tỷ USD, nhập khẩu đạt 0,65 tỷ USD. Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khoảng 620 đơn vị, trong đó FDI chiếm 15%; doanh nghiệp trong nước chiếm 75%. Doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu khoảng 655 đơn vị, trong đó FDI chiếm 11% và doanh nghiệp trong nước chiếm 89%.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Hiệp định RCEP ngày 13/7 vừa qua, đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định, Hiệp định RCEP là cơ hội rất tốt để phát triển thị trường xuất nhập khẩu của cả nước cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện việc nâng cao công tác điều hành quản lý nhà nước, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư; đẩy mạnh hoạt động định hướng thực hiện xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hàng hóa xuất khẩu; nâng cao năng lực quản lý, sản xuất của các doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và từng bước tận dụng được hết những lợi thế mà Hiệp định RCEP mang lại.
相关文章
随便看看