【ket qua bali united】Việt Nam: Khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm
Cần thực hiện tầm soát,ệtNamKhoảngtrẻemsinhrabịbệnhtanmáubẩmsinhmỗinăket qua bali united điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh | |
Tầm soát bệnh Thalassemia miễn phí, nâng caoc sức khỏe cho cộng đồng | |
13 triệu người Việt mang gen bệnh Thalassemia |
Theo thống kê của Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, mỗi năm trên cả nước có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia- tan máu bẩm sinh, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.
Mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng. Ảnh minh hoạ: Công Thắng |
Một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì đời sống.
Do vậy, ngày Thalassemia Thế giới năm nay được tổ chức với thông điệp: “Để bắt đầu kỷ nguyên mới đối với bệnh tan máu bẩm sinh, cần thực hiện ngay nỗ lực toàn cầu để người bệnh tiếp cận được các phương pháp chữa trị mới với chi phí hợp lý hơn”.
Tại sự kiện, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học, Truyền máu Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết, tan máu bẩm sinh là một bệnh mạn tính, người bệnh phải điều trị suốt đời rất tốn kém và gây ra nhiều gánh nặng tinh thần cho cả gia đình người bệnh nhưng lại là bệnh có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp.
“Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong muốn việc xét nghiệm tầm soát gen bệnh sẽ được thực hiện với tất cả các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và tiền hôn nhân, đó là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng tránh căn bệnh này”, TS. Khánh cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Viện Huyết học, Truyền máu Trung ương, hiện chất lượng chẩn đoán, sàng lọc người mang gene và điều trị tan máu bẩm sinh đã ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ở Việt Nam cũng đã triển khai có hiệu quả nhiều phương pháp chẩn đoán trước sinh hiện đại như chẩn đoán trước sinh sau khi mang thai, thụ tinh nhân tạo và chẩn đoán trước chuyển phôi, giúp nhiều cặp vợ chồng cùng mang gen tan máu bẩm sinh sinh ra những em bé không mắc bệnh.
Một vấn đề then chốt trong việc giảm gánh nặng bệnh gây ra theo ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế là việc xây dựng và triển khai Chương trình Tan máu bẩm sinh quốc gia.
Các biện pháp cụ thể khi triển khai là đưa bệnh bệnh tan máu bẩm sinh vào chương trình sàng lọc cho các cặp đôi trước kết hôn; đưa bệnh tan máu bẩm sinh vào danh sách bốn bệnh cần được được sàng lọc trước sinh;
Đồng thời đưa xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm bắt buộc đối với các sản phụ đến khám thai lần đầu; tuyên truyền, vận động các gia đình có con trong độ tuổi học sinh phổ thông tự nguyện tham gia sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh; bảo hiểm y tế xem xét thanh toán chi phí chẩn đoán trước sinh.
"Chương trình tan máu bẩm sinh quốc gia sẽ góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam", ông Phương nêu.
Thalassemia- tan máu bẩm sinh là một bệnh mạn tính, người bệnh phải điều trị suốt đời rất tốn kém và gây ra nhiều gánh nặng tinh thần cho cả gia đình người bệnh nhưng lại là bệnh có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp. |
相关推荐
- Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- Prime Minister receives WEF Managing Director
- PM welcomes US Secretary of Agriculture in Hà Nội
- Lao Party chief sends his thanks to VN’s leaders
- Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- Education is key to Japan cooperation
- Việt Nam and UK to boost trade, investment
- New Lao President visits Việt Nam