Cảng Chân Mây đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp
Dịch chuyển dòng khách
Số lượng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển đang tăng,âydựngsảnphẩmmớiđểhútkháchtàubiểbxh giải vô địch quốc gia hà lan bởi nhu cầu du lịch của khách ngày càng lớn và Việt Nam là điểm dừng chân quan trọng trên trục đường tham quan châu Á của những hãng tàu biển trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Công ty cổ phần cảng Chân Mây, năm 2015, tổng lượng khách du lịch qua cảng đạt khoảng 78 ngàn lượt; năm 2016 tăng lên 86 ngàn lượt; năm 2017, tăng mạnh lên 126 ngàn lượt; riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, cảng đã đón 25 chuyến tàu du lịch, tăng 20% so cùng kỳ 2017, lượng khách du lịch tăng 22% so với cùng kỳ 2017.
Khách tăng, nhưng lượng khách lên TP. Huế tham quan, sử dụng các dịch vụ và tiêu tiền không nhiều. Theo Công ty cổ phần cảng Chân Mây, hiện chưa có thống kê đầy đủ, song số lượng du khách lên Huế tham quan chỉ vào khoảng 10%, thậm chí, có chuyến 3.500 khách thì chưa tới 20 khách lên Huế, đa phần khách đi Đà Nẵng và Hội An hoặc ở lại trên tàu.
Một loạt sản phẩm mới nhằm thu hút khách du lịch chung và cả khách tàu biển nói riêng được ngành du lịch triển khai, như Đại Nội mở cửa ban đêm, Tổ hợp Trung tâm thương mại Khách sạn 5 sao Hùng Vương do Vingroup đầu tư đi vào hoạt động, phần nào đáp ứng nhu cầu mua sắm... Mặt khác, một số doanh nghiệp còn về cảng Chân Mây tổ chức một số chương trình ca Huế, phục vụ khách ở lại trên tàu. Các doanh nghiệp cũng chủ động liên kết, đầu tư hình thức vận chuyển mới để tăng chất lượng dịch vụ…, nhưng khách vẫn “kén” chọn Huế.
Anh Trương Minh Huy, phụ trách tour tàu biển của Saigontourist chi nhánh Đà Nẵng thông tin, tùy vào từng dòng khách, nếu là khách Âu, Mỹ thì đa số sẽ chọn Huế hoặc Hội An bởi họ thích văn hóa. Thời gian gần đây, lượng khách Âu, Mỹ đi du lịch bằng tàu biển giảm hẳn, thay vào đó là khách Trung Quốc. Khoảng cách, hay sản phẩm ở Huế không phải là lý do quyết định, chính nét tương đồng về văn hóa nên khách Trung Quốc không chọn Huế mà thích những nơi nhộn nhịp, thích tham gia các chơi giải trí và mua sắm tại Đà Nẵng.
Sự chuyển dịch về dòng khách, điều này quả thật khó cho Huế trong việc thu hút khách tàu biển, bởi ở Huế đã không có đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của dòng khách này.
Tàu du lịch cập cảng Chân Mây
Chủ động đón đầu
Tìm giải pháp mang tính “căn cơ” để thu hút đưa những du khách “hạng sang” này từ cửa ngõ cảng Chân Mây lên TP. Huế tham quan và sử dụng dịch vụ, hay làm thế nào để khách chọn Huế thay vì các địa điểm khác, thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn của khách tàu biển cần phải được đặt ra.
Theo Sở Du lịch, trước khi nghĩ đến chuyện đưa khách lên thành phố, thì phải tạo ra được sản phẩm thu hút khách ngay tại khu vực gần cảng Chân Mây. Bởi sẽ giữ chân khách ở Huế và phục vụ số lượng khách đáng kể ở lại cảng. Xây dựng một trung tâm mua sắm và các dịch vụ bổ trợ tại cảng đã được lên kế hoạch. Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin, hiện đang trong quá trình thu hút doanh nghiệp đầu tư và tỉnh sẽ tạo điều kiện nhất có thể cho doanh nghiệp muốn đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần cảng Chân Mây (phụ trách khai thác cảng) góp ý, giải pháp đầu tiên là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, mang tính đón đầu, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách. Bởi sự chuyển dịch dòng khách sẽ khiến Huế là điểm đến được lựa chọn hoặc không với thế mạnh về văn hóa như hiện nay. Chẳng hạn như khách Âu – Mỹ, hiện tại nhu cầu đang giảm, nhưng khoảng vài năm nữa, khả năng sẽ tăng trở lại.
Chủ động xây dựng sản phẩm mới để khách tàu biển sử dụng trong một ngày; trong đó, giải trí và mua sắm cũng là mục tiêu chung của du lịch Huế. Tiến tới tạo cho Huế là điểm đến vừa mạnh về văn hóa, vừa có dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm.
Cũng theo lãnh đạo Công ty cổ phần cảng Chân Mây, cơ quan quản lý du lịch cần chủ động giới thiệu những công trình, kiến trúc lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hoá và ẩm thực Huế cho các hãng tàu để quảng bá. Phối hợp với các đại lý hàng hải, các đại lý du lịch đưa khách du lịch lên bờ, tổ chức đưa khách đi tham quan các địa điểm ở Huế bằng hình thức miễn phí vận chuyển với tuyến xe buýt Chân Mây - Huế - Chân Mây. Miễn phí vận chuyển, nhưng sẽ thu lại phí tham quan, dịch vụ ăn uống và mua sắm, đây được cho là bài toán có lợi.
Là một đầu mối lưu thông quan trọng mang tính cửa ngõ trong việc mở rộng giao lưu, hội nhập của Huế với khu vực và thế giới. Sự xuất hiện của thường xuyên các hãng tàu biển hạng sang tại cảng, như Royal Caribbean, Celebrity Cruises, Tui Cruises, Costa Criere, Viking Ocean Cruises, Small Cruise Lines, Princess Cruises… đưa siêu phẩm du thuyền mang tên Ovation of the Seas và các lớp tàu lớn nhất thế giới đến với Chân Mây đã phần nào khẳng định Huế là điểm dừng chân quan trọng trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.
Về cơ sở vật chất cho tàu du lịch cập cảng, hiện nay, cảng Chân Mây đã hoàn thành xong công trình nâng cấp bổ sung hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm an toàn cho tàu hạng Quantum và Oasis (tàu 5.000 khách) cập cảng. Đê chắn sóng cũng đang được thi công, tạo điều kiện cho tàu cập cảng trong cả năm, dù thời tiết mưa bão không thuận lợi. Cầu cảng số 2 và số 3 cũng gấp rút triển khai, cầu cảng số 1 hiện nay sẽ chuyển sang chỉ phục vụ du lịch, bến cảng sẽ sạch đẹp hơn… Thông tin từ cảng Chân Mây, các hãng du lịch tàu biển đã đăng ký bổ sung thêm rất nhiều tàu cho các năm tiếp theo. Đây là tiền đề để ngành du lịch Huế chủ động các giải pháp để thu hút khách.
Bài, ảnh: ĐỨC QUANG - ĐẠI PHONG