88Point

Bộ Y tế chưa chốt số lượng vi chất bổ sung vào sữa học đườngCần sớm ban hành quy chuẩn sữa học đường ket quả trực tuyến

【ket quả trực tuyến】Sẽ ban hành quy chuẩn sữa học đường trong tháng 9

se ban hanh quy chuan sua hoc duong trong thang 9Bộ Y tế chưa chốt số lượng vi chất bổ sung vào sữa học đường
se ban hanh quy chuan sua hoc duong trong thang 9Cần sớm ban hành quy chuẩn sữa học đường
se ban hanh quy chuan sua hoc duong trong thang 9Thành công bước đầu của Chương trình sữa học đường
se ban hanh quy chuan sua hoc duong trong thang 9Sữa học đường: Lời giải cho bài toán khó về thiếu vi chất dinh dưỡng
se ban hanh quy chuan sua hoc duong trong thang 9
Chương trình Sữa học đường đã có nhiều tín hiệu tích cực sau một thời gian triển khai. Ảnh: Internet

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/9,ẽbanhànhquychuẩnsữahọcđườngtrongtháket quả trực tuyến trả lời câu hỏi của báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Chương trình Sữa học đường được Chính phủ phê duyệt ngày vào tháng 7/2016. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/QĐ-BYT về quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi trong Chương trình.

Bộ Y tế cũng đã gửi nhiều văn bản đến các địa phương để thực hiện Quyết định trên. Cho đến hiện tại, đã có gần 20 tỉnh, thành phố đưa Chương trình Sữa học đường vào thực hiện, các tỉnh khó khăn như Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn vẫn dành một phần kinh phí của địa phương thực hiện chương trình.

“Cho đến nay, đã có cơ sở để địa phương quan tâm, thực hiện, lựa chọn các loại sữa đảm bảo chất lượng cho Chương trình Sữa học đường”, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định.

Dù vậy, trong thời gian chờ đợi Thông tư quy định về sử dụng sữa tươi cho chương trình Sữa học đường được ban hành, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình.

Về quá trình xây dựng Thông tư, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, từ năm 2017, Bộ Y tế đã giao các đơn vị chuẩn bị dự thảo ban hành Thông tư hướng dẫn.

“Tuy nhiên quá trình này không thể làm ngắn gọn được vì liên quan đến việc bổ sung 21 vi chất theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng, việc bổ sung đòi hỏi có cơ sở khoa học, nghiên cứu để đánh giá tác dụng của các loại vi chất này với sức khoẻ của “lứa tuổi vàng” của dân tộc”, ông Sơn nêu rõ.

Mới đây, tại cuộc làm việc với các doanh nghiệp sữa, Hiệp hội Dinh dưỡng, Hiệp hội Thực phẩm chức năng… Bộ trưởng Bộ Y tế đã nêu quan điểm khi ban hành văn bản quản lý Nhà nước phải hướng đến quyền lợi của người dân, tính khoa học, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính khả thi. Chương trình Sữa học đường phải mang lại tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm.

“Bộ Y tế ủng hộ chủ trương bổ sung vi chất vào sản phẩm sữa sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và sẽ sớm ban hành Thông tư trong tháng 9/2019”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay.

Ngoài ra, vị này còn cho biết thêm, theo Thông tư này, sản phẩm sữa tươi có 2 loại được ưu tiên là sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng, nhóm sữa tươi thanh trùng không được lựa chọn bởi thời gian bảo quản không đảm bảo với khu vực vùng sâu vùng xa.

Về vi chất, Bộ Y tế đã giao Viện Dinh dưỡng có báo cáo cấp Bộ về vấn đề này. Nếu đến thời điểm ban hành Thông tư vẫn chưa có báo cáo, dữ liệu khoa học chứng nhận được tác động có lợi của 21 vi chất thì Bộ Y tế vẫn ban hành Thông tư, trước mắt bổ sung 3 vi chất nằm trong Quyết định 1300 của Thủ tướng là vi chất sắt, canxi và vitamin D, đồng thời tiếp tục giao Viện Dinh dưỡng nghiên cứu các vi chất còn lại để bổ sung vào sau.

Không những thế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ ngành, các ban của Quốc hội để tổng hợp, thống kê, đánh giá toàn bộ Chương trình Sữa học đường.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap