VHO- Tại Trung Quốc,àngngàycàngphổbiếntạiTrungQuốđội hình brentford gặp west ham các hãng bán lẻ trực tuyến như Alibaba, JD.com hay Meituan đang đẩy mạnh việc sử dụng robot vào hoạt động giao hàng.
Nhu cầu đối với các dịch vụ không tiếp xúc ngày càng gia tăng và chi phí sản xuất robot rẻ hơn là những động lực chính thúc đẩy xu hướng này.
Thiết bị robot tự hành hiện mới chỉ được sử dụng để giao hàng ở một số nơi tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tập đoàn thương mại điện tử JD.com cho biết, số lượng của chúng sẽ sớm gia tăng để có thể triển khai trên quy mô toàn quốc.
Ông Kong Qi, chuyên gia về tự hành tại JD Logistics, cho biết: "Hồi tháng 8 năm ngoái, tại tỉnh Giang Tô, chúng tôi đã thiết lập một hệ thống giao hàng trực tuyến theo yêu cầu với quy mô khá lớn bằng các robot tự hành. Chúng tôi có thể tạo ra những sự thay đổi có hệ thống, đưa những phương tiện này vào sử dụng và kết hợp chúng với toàn bộ chuỗi cung ứng".
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu đối với các dịch vụ không tiếp xúc tăng mạnh tại Trung Quốc, thúc đẩy các hãng bán lẻ trực tuyến sử dụng nhiều robot hơn cho việc giao hàng. Alibaba, Meituan và JD.com dự kiến sẽ sử dụng 2.200 robot giao hàng trong năm tới, cao gấp 4 lần so với hiện nay.
Chị Pan Hongju, người tiêu dùng Trung Quốc, chia sẻ: "Tôi hy vọng công nghệ này sẽ được sử dụng rộng rãi và nhanh chóng hơn nữa bởi nó mang lại nhiều sự thuận lợi. Nó cũng sẽ giúp giảm bớt sự tiếp xúc giữa người với người trong thời gian đại dịch, đảm bảo an toàn hơn"
Robot cũng được kỳ vọng sẽ giảm bớt áp lực đối với đội ngũ nhân viên giao hàng, vốn đã phải làm việc liên tục trong suốt thời kỳ dịch bệnh. Các chuyên gia cho biết, mục tiêu của việc sử dụng robot không phải là thay thế hoàn toàn con người, mà nhằm giúp giảm bớt các công việc đơn giản, để nhân viên tập trung vào phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ông Kong Qi, chuyên gia về tự hành tại JD Logistics cho biết thêm: "Những nhân viên giao hàng có vẻ hài lòng với việc sử dụng các thiết bị tự hành này. Một nhân viên của chúng tôi có thể sử dụng 3 thiết bị để giao và nhận bưu kiện, giúp anh ấy có thể đảm nhận thêm các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng từ đó gia tăng thu nhập đáng kể. Bằng cách này, các nhân viên giao hàng của chúng tôi có thể dành nhiều thời gian hơn để làm những việc công việc có giá trị cao hơn, phục vụ nhiều khách hàng hơn".
Hiện các robot giao hàng vẫn còn nhiều hạn chế như không thể leo cầu thang và chỉ có thể di chuyển trên một số tuyến đường nhất định. Do vậy, chúng thường được sử dụng để cung cấp các sản phẩm không yêu cầu gấp rút về mặt thời gian.
Chị Zhang Ji, người tiêu dùng Trung Quốc, nói: "Tôi nghĩ rằng mức độ hiệu quả của việc sử dụng robot để giao hàng cho các văn phòng vẫn còn thấp. Mọi người đang đặt một lượng lớn thực phẩm và hàng hóa nhưng khối lượng hàng hóa mà những robot như thế này có thể mang là khá nhỏ. Tôi nghĩ họ cần tăng cường khả năng của chúng".
Việc chi phí sản xuất ngày càng thấp hơn cũng góp phần thúc đẩy xu hướng sử dụng robot giao hàng. Theo Alibaba và JD.com, giá thành sản xuất mỗi robot của họ là chưa đầy 39 nghìn USD, và vẫn đang tiếp tục giảm. Hãng bán lẻ Meituan cũng cho biết, mỗi robot của hãng hiện có giá 62 nghìn USD và sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa trong vòng 4 năm tới.
VTV.VN