Chăm sóc,ẻchianỗiđaubệnhtậbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia thụy sĩ điều trị bệnh nhân tại Khoa Hồi sức cấp cứu
Môi trường làm việc ở Khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) là nơi căng thẳng nhất ở BV thị xã Hương Thủy khi hàng ngày phải tiếp xúc hàng chục bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân vào đây là bệnh nặng, cấp cứu, như tai biến mạch máu não, viêm phế quản, tim mạch... Do đặc thù công việc, các ĐDV khoa này được bố trí làm việc suốt ngày lẫn đêm để chăm sóc, bảo đảm môi trường sạch sẽ, yên tĩnh cho bệnh nhân.
Khoa HSCC chỉ có 6 ĐDV nhưng xây dựng nguyên tắc hoạt động vừa thực hiện đầy đủ các y lệnh của bác sĩ, chăm sóc điều trị bệnh nhân mà còn gần gũi nắm bắt tâm tư, chia sẻ vui buồn với bệnh nhân. Có nhiều bệnh nhân vào khoa không người thân, tiền bạc, hành trang theo họ chỉ là chiếc thẻ bảo hiểm y tế. Vì thế, các ĐDV phải "ôm sô" không chỉ chăm lo điều trị thuốc thang mà còn làm những việc không tên cho họ. Mới đây, tại khoa tiếp nhận bệnh nhân V.Đ.B. (Lộc Bổn, Phú Lộc) bị viêm phế quản, dạ dày và đại tràng mạn tính. Theo thông tin từ khoa, ông B. đang mắc trọng bệnh thường xuyên vào điều trị tại khoa, bình quân mỗi năm không dưới 5 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 10-15 ngày. Do hoàn cảnh khó khăn, đau ốm dài ngày ông B. thường cáu gắt, mắng vô cớ những người xung quanh và cả ĐDV. Tuy vậy, các ĐDV vẫn xem ông B. như người thân, không chỉ ân cần quan tâm thuốc thang mà còn động viên, an ủi, giúp ông vượt qua bệnh tật.
Chị Dương Thị Ngọc, Điều dưỡng trưởng Khoa HSCC, BV thị xã Hương Thủy trải lòng, hơn 14 năm công tác ở đây chị hiểu nghề điều dưỡng là vất vả, thầm lặng để làm hài lòng người bệnh từ khi vào viện đến khi ra về. Nếu những người không chịu khó, tính nóng nảy, chắc rằng không theo được "nghiệp" ĐDV.
Tại Khoa Ngoại Tổng hợp, có 9 ĐDV được chia chăm sóc, điều trị bình quân mỗi ngày khoảng 30 bệnh nhân. Do đặc thù công việc, khoa thường xuyên tiếp nhận các trường hợp mổ xẻ, nên một số ĐDV được bố trí song cùng với phẫu thuật viên (PTV) vào kíp phẫu thuật. Để hoàn thành ca mổ mang lại niềm vui trọn vẹn, ĐDV phải đến sớm thực hiện các y lệnh của bác sĩ kiểm tra, lấy máu, xét nghiệm, phối hợp công việc gây mê, gây tê... Sau mổ, tiếp tục thực hiện các y lệnh của bác sĩ chăm sóc tích cực hồi sức cho bệnh nhân. Trong giai đoạn này, ĐDV bất kể giờ giấc, túc trực theo dõi tình trạng bệnh nhân đến lúc sức khỏe bình thường trở lại.
Đang điều trị vết bỏng từ vụ tai nạn điện, anh L.X.K. (Thủy Châu, Hương Thủy) chia sẻ: "Những ngày qua ở đây, tôi đã được các ĐDV chăm sóc rất tận tình. Tuy vất vả nhưng các anh chị luôn tận tình, nhẹ nhàng với bệnh nhân. Đây là điều khiến tôi nhớ mãi”.
Chị Võ Thị Trai, người gắn bó với “nghiệp” điều dưỡng 15 năm, đến nay đã trở thành Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BV thị xã Hương Thủy chia sẻ, bất kể ở khoa nào, ĐDV luôn chịu nhiều áp lực từ phía công việc, từ phía người nhà bệnh nhân nhưng niềm vui ĐDV sau mỗi ca trực là sức khỏe của bệnh nhân tiến triển. Khi xuất viện nhận được lời cám ơn của bệnh nhân là đủ.
Hiện tại, ở BV thị xã Hương Thủy có 71 ĐDV; trong đó, có 22 ĐDV đã qua đào tạo cử nhân làm việc ở 14 khoa, phòng chức năng. Gần đây, BV luôn chú trọng đổi mới công tác quản lý điều dưỡng; trong đó có việc chuẩn hóa phương tiện chăm sóc cho bệnh nhân gọn gàng, sạch sẽ, giúp điều dưỡng thuận tiện trong công việc và tiết kiệm thời gian, góp phần giúp người bệnh thêm an tâm, tin tưởng. Hàng tháng, hàng quý, BV tổ chức sinh hoạt chuyên đề nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa và phát động các chủ đề hành động, như ân cần đón tiếp, chăm sóc, dặn dò bệnh nhân chu đáo; làm sạch, sáng y cụ, dụng cụ... nhằm góp phần làm hài lòng bệnh nhân và nâng cao năng lực khám chữa bệnh ở đơn vị.
Bác sĩ CK II Nguyễn Văn Vỹ, Giám đốc BV thị xã Hương Thủy chia sẻ, các ĐDV trong BV ngoài y đức, còn chịu khó, chuẩn mực, yêu nghề. Họ là những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn bác sĩ và chính họ là người cung cấp thông tin giúp bác sĩ điều trị tốt, tạo thương hiệu cho đơn vị. Hiện nay, BV ngày càng thu hút đông bệnh nhân đến khám điều trị nội trú, nên áp lực cho đội ngũ ĐDV ngày càng lớn. Vì thế, lãnh đạo BV luôn động viên chia sẻ để các ĐDV vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, tạo sự gắn kết, sẻ chia giữa người bệnh và ĐDV cũng như với BV.
Bài, ảnh:Minh Văn