【tỷ số cadiz】ESG ngành Vật liệu xây dựng: cần thay đổi nhận thức để hành động

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:15:04 评论数:

Chia sẻ tại hội thảo “Thực hành ESG-Hướng đi cho ngành VLXD” do Saigon Times Group tổ chức ngày 9/11,ànhVậtliệuxâydựngcầnthayđổinhậnthứcđểhànhđộtỷ số cadiz ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng (VLXD) Việt Nam đã cung cấp những con số đáng giật mình. Ông cho biết, ngành xây dựng đang khai thác và thải bỏ tài nguyên tốc độ không bền vững với lượng phát thải khí CO2 mỗi năm chiếm 40% toàn cầu. Đây cũng là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu thô với 35% nguồn tài nguyên, 40% nguồn năng lượng, 12% lượng nước uống được. Khối lượng xây dựng mỗi tuần trên thế giới tương đương 1 thành phố Paris.

Tại Việt Nam, kiểm kê phát thải khí nhà kính của Bộ Xây dựng đối với VLXD năm 2015 là 63 triệu tấn CO2; năm 2020 là 87 triệu tấn. Nếu duy trì tình hình sản xuất như hiện nay, ngành VLXD dự báo sẽ phát thải 125 triệu tấn CO2 vào 2030 và 148 triệu tấn CO2 vào năm 2050 (gấp 2,3 lần năm 2015). Việt Nam đang có khoảng 50 cơ sở sản xuất xi măng và 91 cơ sở sản xuất thép, là hai ngành có lượng phát thải khí nhà kính cao nhất hiện nay, chiếm 70% tổng phát thải.

Ông Kỳ cũng nhấn mạnh đây là lĩnh vực cấp thiết cần phải thực hành ESG để góp phần “xanh hóa”, chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể giảm 38% lượng khí thải CO2 toàn cầu từ VLXD vào năm 2050.

Theo các chuyên gia, ESG là hành trình chứ không phải đích đến. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành VLXD không nên bối rối trước bộ tiêu chuẩn này

Ông Nguyễn Công Bảo, CEO Xi măng Fico-YTL thừa nhận, sản xuất xi măng là ngành tác động lớn nhất trong việc bảo vệ môi trường đối với ngành vật liệu xây dựng. Và rào cản mà doanh nghiệp khó thực hành ESG đó là thiếu tư duy phát triển bền vững từ đầu và điều đó thể hiện qua cung – cầu của ngành xi măng. Việt Nam chưa có lộ trình cụ thể là doanh nghiệp nào sẽ cần có báo cáo ESG để hướng đến phát triển bền vững một cách bài bản.

“Nếu không có sự áp lực về xuất khẩu từ nước ngoài thì các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuyển đổi và thực hành ESG. Rào cản về kiến thức cũng là khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi chưa cập nhật được kiến thức và những hướng dẫn cụ thể từ chính phủ cho việc này”, ông Bảo phân tích.

Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng việc thực hành bộ tiêu chuẩn ESG để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững đang dần trở thành hoạt động quan trọng.

Ông Nguyễn Công Bảo chia sẻ, việc thực thi bộ tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng. Khi thực thi tốt ESG, doanh nghiệp sẽ giữ chân và thu hút được nhân tài. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được chính quyền đánh giá giao khi có chiến lược phát triển bền vững.

Dịp này, Fico-YTL cũng công bố bản báo cáo bền vững đầu tiên của doanh nghiệp. "Đây là năm đầu tiên chúng tôi ứng dụng mô hình ESG để thực hiện báo cáo nhằm cung cấp thông tin cập nhật về các hoạt động bền vững của chúng tôi, và cái nhìn chi tiết về hiệu quả của doanh nghiệp theo cấu trúc bốn trụ cột của chiến lược bền vững. Với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động bền vững của mình", đại diện Fico-YTL cho hay.

TS. Lê Văn Quang,  Giám đốc Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam cũng cho rằng, áp dụng ESG vừa là chi phí, vừa là cơ hội của Việt Nam và cả thế giới. Hiện nay, chưa có chế tài nên việc thực hành ESG trong doanh nghiệp chưa phổ biến. Các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc thực hành tiêu chuẩn ESG thì chính phủ cũng cần đưa ra các chế tài để xử lý những trường hợp này. Nhưng để hành động một cách thực chất và có hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức để xây dựng được báo cáo ESG một cách bài bản.

Ngọc Anh

最近更新