Phát biểu tại hội thảo,ạcNhànướcthamkhảoquốctếsốhóacôngtáckiểmsoágiải tây ban nha tối nay ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, trải qua hơn 30 năm hoạt động, công tác kiểm soát chi (KSC) của KBNN từng bước được đổi mới và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
KBNN kết hợp với IMF tổ chức hội thảo "“Kiểm soát chi tiêu dựa trên rủi ro và xây dựng khung kiểm soát chi tiêu hiện đại theo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030". Ảnh: H.T |
Ngày 13/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030. Trong đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp về việc đổi mới công tác KSC NSNN qua KBNN đến năm 2030 được quy định cụ thể.
Hiện nay hệ thống KBNN đang kiểm soát chi ngân sách cho hơn 120 nghìn đơn vị sử dụng ngân sách trên cả nước, với hơn 640 nghìn tài khoản giao dịch và hơn 30 triệu giao dịch phát sinh hàng năm. Đến nay, đã có hơn 99% chứng từ chi NSNN được gửi đến kho bạc theo phương thức điện tử qua dịch vụ công trực tuyến của kho bạc, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách và khách hàng giao dịch. |
Đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN; cung cấp đầy đủ thông tin cam kết chi NSNN phục vụ cho việc lập, phân bổ và thực hiện kế hoạch ngân sách trung hạn, hàng năm theo thông lệ quốc tế.
Số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN; thực hiện chia sẻ và liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN.
Đổi mới phương thức KSC NSNN theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương, đi đôi với kiểm soát rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Bà Lương Thị Hồng Thúy - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN, trình bày thực tiễn công tác KSC hiện nay của KBNN. Ảnh: H.T |
Để triển khai thành công các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới công tác KSC qua KBNN đến năm 2030, KBNN cần tiếp tục học hỏi và tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia quốc tế. Từ đó, KBNN báo cáo cấp có thẩm quyền cải cách về cơ chế chính sách và hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Do đó, theo ông Cường, hội thảo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần hoàn thiện và đổi mới công tác KSC NSNN đối với hệ thống KBNN nói riêng và công tác quản lý ngân sách của Bộ Tài chính nói chung.
Trong thời gian tới, KBNN rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế về kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, các mô hình Kho bạc tiên tiến trên thế giới trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi dựa trên rủi ro; các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia góp ý để xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện, triển khai công tác KSC theo định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030. |
Ông Suhas Joshi - Cố vấn khu vực về KBNN của IMF, cũng đánh giá cao những kết quả đạt được của KBNN trong thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách thời gian qua. Đồng thời, tại hội thảo, ông và các đồng nghiệp đến từ IMF đã chia sẻ kinh nghiệm về quản lý chi tiêu hiện đại tại một số quốc gia phát triển; đề xuất các khuyến nghị cho KBNN, Bộ Tài chính hoàn thiện cơ chế, chính sách về kiểm soát chi tiêu hiện đại theo thông lệ tốt của quốc tế.
Kết luận hội thảo, Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, tại cuộc hội thảo này, KBNN nhận được ý kiến đóng góp hết sức quý báu của các chuyên gia đến IMF, các bộ, ngành trung ương và các KBNN địa phương trong việc thực hiện dự toán, kiểm soát chi dựa trên kết quả đầu ra. “KBNN tiếp thu ý kiến quý báu của các chuyên gia tham dự hội thảo ngày hôm nay và sẽ tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa theo từng giai đoạn cụ thể” - ông Cường cho biết.
Cũng theo ông Cường, trước mắt, KBNN sẽ hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo hướng điện tử hóa (như thực hiện thanh toán tự động các khoản chi có độ rủi ro thấp...), sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, tham gia kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành trung ương và địa phương trong công tác kiểm soát chi.
Về lâu dài, KBNN báo cáo Bộ Tài chính để kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật NSNN, Luật Kế toán và các nghị định hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý phù hợp. Đồng thời, KBNN nâng cấp, cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu cung cấp chuyên sâu dịch vụ công (nâng cấp hệ thống Tabmis thành hệ thống VDBAS để kết nối liên thông giữa đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương).