【kết quả bóng đá heidenheim】Cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại vì Covid
Xử lý các quy định gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,ảicáchmôitrườngkinhdoanhcóxuhướngchữnglạivìkết quả bóng đá heidenheim lưu thông hàng hóa | |
Chính phủ yêu cầu không để ách tắc lưu thông, cản trở quá trình khôi phục kinh doanh. | |
Đối thoại chính sách thuế, hải quan: Quyết tâm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh |
Nhiều doanh nghiệp còn khó khăn để phục hồi sản xuất. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 5/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo tờ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 (Nghị quyết số 19 các năm 2014-2018 và Nghị quyết số 02 các năm 2019-2021).
Trong đó, Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2014-2021 và tình hình thực hiện năm 2021 của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chất lượng môi trường kinh doanh cải thiện tích cực trong những năm qua, tuy mức độ cải thiện là khác nhau giữa các lĩnh vực.
Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà điểm tuyệt đối (thể hiện chất lượng) và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc. Đơn cử trong năm 2021 so với năm 2020, chỉ số đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ vị trí 42 xuống 44), phát triển bền vững giảm 2 bậc (từ thứ 49 xuống thứ 51), quyền tài sản giảm 6 bậc (từ vị trí 78 xuống 84)… |
Tuy nhiên, báo cáo nhận định, từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động nặng nề tới người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế, khiến cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta có xu hướng chững lại.
Cùng với đó, tình trạng không rõ ràng, chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn, khác biệt trong pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường đã và đang là rào cản lớn, gây ra không chỉ khó khăn, phức tạp, tốn kém, mà cả không ít rủi ro đối với doanh nghiệp. Trong năm 2021, hoạt động cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của đa số các bộ, ngành chậm lại, chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến so với giai đoạn 2015-2019.
Vì thế, Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 được đề nghị xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc: Tư duy cải cách theo chuẩn mực quốc tế; xác định các tiêu chí cụ thể dựa trên các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới; giao nhiệm vụ có tính bắt buộc với thời hạn cụ thể và thiết lập kỷ cương trong triển khai.
Một số vấn đề và nội dung trọng tâm cải cách được Nghị quyết đặt ra trong năm 2022, bao gồm: Cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; loại bỏ rào cản đối với đầu tư kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật; cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh; đẩy mạnh cải cách về đăng ký tài sản và đổi mới quản lý hành chính đất đai; triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia; cải cách thủ tục hành chính, gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát; khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.