您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【dabet8】Cần rõ người, rõ việc và gắn trách nhiệm trong chuyển đổi số 正文

【dabet8】Cần rõ người, rõ việc và gắn trách nhiệm trong chuyển đổi số

时间:2025-01-26 00:35:28 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

(CMO) Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số năm 2023, vào sáng ngày 25/2, Thủ tướng dabet8

Báo Cà Mau(CMO) Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số năm 2023, vào sáng ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số đang là xu thế mang tính toàn cầu; toàn dân, toàn xã hội phải đi trước, đi tắt đón đầu, nắm bắt xu thế thời đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức quản trị hoạt động chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả; Dữ liệu dân cư là nguồn tài nguyên quý quốc gia, phải có nghiệp vụ khai thác phù hợp, tạo nguồn lực phát triển chung trong kỷ nguyên số.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Cà Mau có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Năm 2022 là năm được Chính phủ xác định tăng tốc thực hiện chuyển đổi số (CĐS) với nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh việc đưa người dân lên các nền tảng số “Make in Việt Nam”, đẩy mạnh triển khai Đề án 06.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng thông tin, năm qua, các bộ, ngành, địa phương đạt nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp dựa trên dữ liệu số, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cụ thể, năm 2022 đã hoàn thành 9 chỉ tiêu quan trọng so với kế hoạch đề ra. Trong đó, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán chiếm 66%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến chiếm 54,34%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng chiếm 75%,… Song, có 2 chỉ tiêu chưa hoàn thành, đó là Tỷ lệ báo cáo của cơ quan nhà nước được thực hiện trực tuyến và Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, tỷ lệ đạt thấp so với kế hoạch đề ra.

Về kết quả triển khai Đề án 06, hiện có 58/63 địa phương có kết nối chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tính đến ngày 17/2/2023, thu nhận trên 21,8 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử, trong đó phê duyệt hơn 20 triệu hồ sơ; đã có gần 129 ngàn lượt khai báo thông tin lưu trú; có 803 tin phản ánh về an ninh trật tự từ 501 công dân qua VneID. Đã cấp trên 78,5 triệu thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân; có 12.269/13.047 cơ sở khám chữa bệnh triển khai CCCD gắn chip tích hợp bảo hiểm y tế, với trên 17,5 triệu công dân sử dụng CCCD đi khám, chữa bệnh trên toàn quốc (tăng gần 8,5 triệu công dân so với tháng 12/2022).

Cả nước đã cấp trên 78,5 triệu thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá, việc CĐS tại Việt Nam còn chậm, tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Trong đó, một số cơ sở dữ liệu quốc gia cốt yếu chưa được hoàn thành, chưa được kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả; các cơ sở dữ liệu đã xây dựng còn rời rạc, chưa được quy hoạch, tổ chức, dùng chung thống nhất trong cơ quan nhà nước; công tác triển khai các nền tảng số còn lúng túng; nhân lực cho CĐS vừa thiếu về số lượng vừa thiếu kiến thức, kỹ năng tham mưu tổ chức triển khai; tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng về CĐS còn rất thấp; việc phổ cập kỹ năng số cho lực lượng lao động làm việc trong các ngành nghề khác nhau và cho người dân còn chậm.

Bên cạnh đó là tình trạng thiếu đồng bộ từ trung ương đến địa phương trong triển khai Đề án 06, đặc biệt là việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành, địa phương, đơn vị phải quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

Đối với việc triển khai nhiệm vụ năm 2023, hiện mới có 6/30 bộ, ngành và 29/63 địa phương ban hành kế hoạch CĐS năm 2023, cho thấy thực tế thiếu sự chủ động, chậm trễ trong lập kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ. Về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: “Cần khẩn trương ban hành chương trình CĐS năm 2023; trong xây dựng kế hoạch CĐS phải rõ người, rõ việc, gắn trách nhiệm cụ thể; các mục tiêu, chỉ tiêu phải rõ ràng, dễ kiểm tra, dễ đánh giá. Tích hợp, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, dân cư một cách đồng bộ; khắc phục tình trạng lỗ hỏng trong bảo mật thông tin”.

Chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Trong đó, tập trung vào các nội dung chủ yếu: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu; an toàn dữ liệu.

Xác định năm 2023 nhiệm vụ CĐS rất nặng nề với những vấn đề mới, khó, phức tạp, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương, đơn vị phải quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả; vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế Việt Nam, phải có tư duy đột phá, đổi mới cách làm, gắn trách nhiệm người đứng đầu. Đồng thời, triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo; có cách tiếp cận toàn dân, toàn xã hội, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao hơn, đẩy mạnh thương mại điện tử,… không để phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp./.

 

Phi Long