Cầu Hoàng Văn Thụ sẽ kết nối đô thị cũ hàng trăm tuổi với trung tâm chính trị,ảiPhòngvữngbướctớitươkết quả cúp c1 châu hành chính mới của Hải Phòng bên bờ Bắc dòng sông Cấm. Ảnh: Hồng Phong |
Tự tin và chuyển biến mạnh mẽ
Mới đây, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Kinh tếbiển, công nghiệp trình độ cao và du lịch phải là 3 trụ cột chiến lược của Hải Phòng từ nay đến năm 2045”.
Những trụ cột chiến lược của Hải Phòng mà Thủ tướng đề cập đang từng ngày được củng cố, phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm tựa giúp nền kinh tế vượt qua những tác động tiêu cực mà đại dịch toàn cầu Covid-19 gây ra.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hải Phòng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt 14,9%, gấp 3,92 lần mức trung bình cả nước. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp (IIP) trong quý I/2020 tăng đến 22,7%, gấp 3,91 lần cả nước. Ngay trong tháng 5 lịch sử - đánh dấu tròn 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2020), thành phố hoa phượng đỏ có đến 15 công trình được khởi công hoặc khánh thành.
Đó thực sự là những con số, những sự kiện đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Cũng chính vì thế, mà Thủ tướng đã gửi gắm và cũng là giao trách nhiệm đến đội ngũ lãnh đạo cũng như người dân TP. Hải Phòng: “Bây giờ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với Hải Phòng là trong 3 quý còn lại của năm 2020, Hải Phòng phải mang trọng trách tiên phong, một cực tăng trưởng quan trọng cho phát triển đất nước”.
Để có được sự tin tưởng này, Hải Phòng đã biết nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại và biết tính toán, tin tưởng vào tương lai. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những kết quả đạt được của Hải Phòng chưa tương xứng với kỳ vọng. Nhìn thẳng vào những hạn chế được chỉ ra tại Kết luận số 72-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, chỉ một năm sau (năm 2014), kinh tế Hải Phòng đã tăng trưởng khá, tạo bước chuyển biến quan trọng và có đột phá. 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành kế hoạch; nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá cao. Và cũng bắt đầu từ năm 2013 - 2014 trở đi, Hải Phòng đã có những chuyển biến mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và toàn diện hơn.
Những bước đi thần tốc
“Hải Phòng phải tận dụng được lợi thế kết cấu hạ tầng để phát huy các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy kinh tế - xã hội; cần phải từng bước hoàn thiện kết nối giao thông với các tỉnh phía Bắc và với thế giới, góp phần tái cơ cấunền kinh tế và trở thành cầu nối giúp kinh tế - xã hội Hải Phòng tăng trưởng mạnh hơn nữa”. Đó là những điều đã được lãnh đạo TP. Hải Phòng nhiệm kỳ 2011 - 2015 xác định rõ.
Từ đó, những công trình quy mô lớn lần lượt được khởi công để mở đầu cho làn sóng đầu tưhạ tầng theo hướng đồng bộ của Hải Phòng. Từ hàng không, đường bộ, cảng biển, cho đến hạ tầng xã hội khang trang, hiện đại, tầm cỡ đã dần hiện diện. Một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm của miền Bắc và cả nước được đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo cú hích lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Điển hình là các dự án: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tân Vũ - Lạch Huyện, đường nối TP. Hạ Long - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện…
Nhờ đó, dòng vốn ngoài ngân sách tăng mạnh, kinh tế phát triển, thu ngân sách liên tục lập kỷ lục mới... Còn nhớ, năm 2016, khi Hải Phòng tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến của nhà đầu tư”, đã có hơn 12,85 tỷ USD được cam kết đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Đó chính là hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ có quy mô lớn đầu tiên của Hải Phòng từ trước đến nay và mang lại hiệu quả thực sự. Các dòng vốn cam kết đã và đang được nhà đầu tư chuyển thành những công trình hiện hữu.
Năm 2017 có lẽ là năm sôi động nhất của Hải Phòng - sôi động trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Đó là năm đánh dấu Hải Phòng nằm trong Top 10 địa phương có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Một năm sau đó - năm 2018, Hải Phòng nằm trong top đầu cả nước về thu hút vốn FDI với con số kỷ lục là 2,6 tỷ USD.
2017 cũng là năm mà lãnh đạo TP. Hải Phòng quyết liệt trong chỉ đạo và đổi mới trong cách làm để thi công các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Nhờ đó, hàng loạt dự án đã được thi công và hoàn thành với tiến độ không tưởng. Nổi bật là Dự án Đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức giữa đường Lê Hồng Phong với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàn thành chỉ trong 7 tháng kể từ khi xây dựng ý tưởng, chủ trương đầu tư đến chuẩn bị và thi công. Dự án Cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ được rút ngắn thời gian thi công từ 26 tháng xuống còn 8 tháng.
Cầu Đăng và cầu Hàn nối liền hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo cũng hoàn thành chỉ trong 8 tháng, về trước tiến độ 4 tháng so với các công trình tương tự. Cũng trong năm 2017, Hải Phòng tự hào với công trình cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải được đưa vào sử dụng. Năm 2017 đối với người dân Hải Phòng đã trở thành “năm của những cây cầu”.
Niềm vui nối tiếp niềm vui. Ngày 2/9/2017, Lễ khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất, chế tạo ô tôVinFast được tổ chức và chỉ gần 2 năm sau đó, ngày 14/6/2019, VinFast của Vingroup đã ghi danh Việt Nam, Hải Phòng lên bản đồ ngành công nghiệp ô tô thế giới, đồng thời tạo nên một kỳ tích mới với 21 tháng hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền để đi vào sản xuất hàng loạt. VinFast đã xác lập các kỷ lục thế giới về việc khánh thành nhà máy sản xuất xe máy điện và phát triển thành công 3 mẫu xe ô tô sedan, SUV và xe cỡ nhỏ chỉ trong vòng 12 tháng; lập kỳ tích với 10.000 đơn đặt hàng trước khi có xe thực tế một năm.
Vậy là, VinFast cùng với các thương hiệu hàng đầu thế giới như LG, General Electric, Bridgestone, Fuji Xerox, Nipro Pharma, Shin - Etsu... đã định hình nền công nghiệp có nền tảng công nghệ cao của Hải Phòng. Điều đó đồng nghĩa, Hải Phòng là điểm đến thành công.
Hải Phòng giờ đây không chỉ là nơi hội tụ của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, mà còn là điểm đến của nhiều tập đoàn lớn, thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bất động sản, du lịch, dịch vụ.
Đó là Tập đoàn BRG với Dự án Sân golf và khu biệt thự Đồ Sơn có vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, khách sạn 5 sao Hilton có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; Công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman có vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng; Tập đoàn Geleximco với Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng có vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng; Tập đoàn Sun Group với Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí tại Cát Bà, trong đó riêng giai đoạn I có vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
Tương lai sáng lạn
Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm đang dần được hoàn thiện và cầu Hoàng Văn Thụ đã được đưa vào sử dụng từ năm 2019. Vậy là, không gian đô thị Hải Phòng sắp được phá bỏ chiếc áo cũ kỹ đã chật hẹp để phát triển nhanh hơn nữa. Nút giao thông Nam Cầu Bính hiện đại với 3 tầng lập thể, 5 nhánh cầu vượt và 1 hầm chui đầu tiên tại Hải Phòng cũng đã được Thủ tướng Chính phủ bấm nút thông xe kỹ thuật vào ngày 3/5 vừa qua.