【tỷ số giải hạng nhất anh】Châu Á cần hướng đến mô hình kinh doanh bao trùm
Vượt qua mục đích lợi nhuận,âuÁcầnhướngđếnmôhìnhkinhdoanhbaotrùtỷ số giải hạng nhất anh doanh nghiệp cần hướng đến mục tiêu thịnh vượng chung |
Đó là nhận định của bà Lan Mercado - Giám đốc vùng châu Á, Tổ chức Oxfam nhân Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra.
Theo đại diện của Oxfam, mặc dù nền kinh tế châu Á có bước tăng trưởng vượt bậc song hàng triệu người dân vẫn đang vật lộn trong đói nghèo. “Có một nghịch lý là: trong khi châu Á - Thái Bình Dương có nhiều tỷ phú hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, vẫn còn hơn 70 triệu người dân tại Đông Nam và Đông Á bị thiếu ăn. Các thành tựu kinh tế phần lớn là do các doanh nghiệp đạt được, gần như chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận, đã gây ra khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo” - bà Lan Mercado đánh giá.
Theo Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), bất bình đẳng thu nhập tại châu Á đã tăng 20% trong vòng 20 năm qua. Các bằng chứng cho thấy, 4 người đàn ông giàu có nhất Indonesia có lượng của cải nhiều hơn 100 triệu người cộng lại. Số tiền mà người đàn ông giàu có nhất Việt Nam kiếm được trong một ngày nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm. Tại Thái Lan, 56% của cải của quốc gia thuộc về 1% người giàu có nhất.
Bà Lan Mercado - Giám đốc vùng châu Á, Tổ chức Oxfam |
Đặc biệt hơn, tại khu vực này, phụ nữ và trẻ em gái đang bị bỏ lại phía sau. Mặc dù họ có tiềm năng đóng góp lớn về mặt kinh tế, mức lương của phụ nữ lại vẫn thấp hơn 30% so với nam giới khi làm cùng một công việc trong khi họ còn phải đảm nhận các công việc nội trợ và chăm sóc khác nhiều hơn gấp 2,5 lần so với nam giới.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính, nếu sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động tăng từ 57,7% lên 66,2%, thì chỉ trong một thế hệ, nền kinh tế của châu Á có thể tăng trưởng 30%.
“Rõ ràng, chúng ta có một vấn đề chung, vậy đâu là giải pháp? Vì sự tăng trưởng và bất bình đẳng là kết quả của việc kinh doanh, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp có tiềm năng lớn nhất trong việc thay đổi các động lực chia sẻ thịnh vượng theo hướng bao trùm và có trách nhiệm hơn. Đây không chỉ là một việc đúng đắn mà còn là định hướng của tương lai và xu hướng của nhu cầu tiêu dùng” – bà nhấn mạnh.
Thực tế đó đang đòi hỏi tất cả các Chính phủ và doanh nghiệp cần hướng đến các mô hình kinh doanh bao trùm, mà ở đó, không chỉ có riêng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo lợi ích cho cả cộng đồng.
Để xây dựng được mô hình kinh doanh bao trùm, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp xã hội, theo Oxfam, có 3 yếu tố.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cải thiện điều kiện sống của người nghèo bằng cách tạo ra việc làm và cơ hội để họ có thể sống một cuộc sống xứng đáng, cung cấp cho họ các kỹ năng, tiếp cận với thị trường và cơ sở hạ tầng hoặc cung ứng các mặt hàng và dịch vụ cần thiết và trong khả năng chi trả của họ.
Thứ hai, các công ty làm việc cùng cộng đồng trong các chuỗi giá trị trên tinh thần hợp tác cùng có lợi để người sản xuất có thể kiếm đủ tiền sống một cuộc sống thỏa đáng, đồng thời thúc đẩy quá trình kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh hơn.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ đạt được các thành công về thương mại thông qua việc cải thiện năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường bằng cách làm việc cùng người nghèo để tạo ra giá trị kinh tế bền vững.
Dưới quan điểm của mình, bà Lan Mercado cho rằng, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền con người và trả mức lương đủ để người lao động thực hiện các quyền này được coi là nhiệm vụ tiên quyết đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Nếu làm được việc đó, bản thân doanh nghiệp cũng được người tiêu dùng và khách hàng đánh giá cao hơn.
“Tương lai của doanh nghiệp chính là các mô hình như doanh nghiệp xã hội hướng tới tầm nhìn kép về cả khả năng bền vững tài chính và sự thịnh vượng của xã hội, vượt lên trên mục tiêu chỉ tối đa hóa lợi nhuận” - bà Lan Mercedo khẳng định.