Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội Vũ Hồng Thanh (Ảnh: QK) |
Bối cảnh đặc biệt thì cần có giải pháp đặc biệt,ấprútchỉnhlýLuậtĐầutưđểthuhútnhàđầutưlớbang xep hạng y chờ sửa xong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệpthì "đại bàng" bay đi hết còn đâu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự ánLuật Đầu tư sửa đổi) Vũ Hồng Thanh trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online liên quan đến đề xuất mới cho dự thảo luật này, bên hành lang Quốc hội chiều 15/6.
Trước đó, như Báo Đầu tư Onlineđưa tin, ngày 11/6, Chính phủ đã gửi Quốc hội tờ trình về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế.
Tại đây, Chính phủ đề nghị đưa vào Luật Đầu tư (sửa đổi) các nội dung sửa đổi, bổ sung các Điều 13, 14 và các quy định liên quan của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp để quy định cụ thể mức ưu đãi đặc biệt đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tưchiến lược, các tập đoàn đa quốc gia.
Trong bối cảnh Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được Quốc hội bấm nút biểu quyết vào chiều 17/6, đề xuất này khá gấp gáp, nhất là có thể vướng Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, để đón làn sóng đầu tư mới thì cần có cơ chế chính sách đặc thù, Tổ công tác đặc biệt cần có "cây gậy" thực hiện nhiệm vụ nên cần xử lý kỹ thuật sao cho hài hoà, vừa đáp ứng được đề xuất của Chính phủ mà vẫn đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Hiện tại, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu để làm sao vẫn đáp ứng được đề nghị của Chính phủ, nhưng vẫn giữ được quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và Luật Đất đai, ông Thanh cho biết.
Hướng xử lý, theo Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra là quy định khung tại Luật Đầu tư (sửa đổi) còn trường hợp cụ thể, định mức như thế nào thì giao thẩm quyền cho Thủ tướng.
Bối cảnh đặc biệt thì cần có giải pháp đặc biệt, chờ sửa xong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thì "đại bàng" bay đi hết chỉ còn chim sâu, việc này đúng là rất khó, nhưng vì cái chung vẫn phải cố gắng, ông Thanh trao đổi.
Cũng liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), trong ngày 15/6, Tổng thư ký Quốc hội đã xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 phương án đối với với quy định tại khoản 2 điều 31.
Theo quy định tại khoản này, dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên cần được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ông Thanh cho biết, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là bỏ khoản này vì vốn là của tư nhân, Nhà nước quản quy hoạch và môi trường, quản nhiều điều kiện khác rồi. Nhưng Chính phủ đề nghị giữ quy định tại khoản 2. Đại biểu cũng còn ý kiến khác nhau, vì thế xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội là có giữ quy định nói trên hay không.
Nội dung Điều 15 a: Ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Mức ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định của Luật Đầu tư như sau:
- Mức ưu đãi đầu tư đặc biệt không tăng thêm quá 50% so với mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật
- Thời gian áp dụng ưu đãi đối với dự án ưu đãi đầu tư đặc biệt tối đa không quá tăng thêm quá 50% so với thời gian ưu đãi đầu tư dài nhất theo quy định của pháp luật, nhưng không vượt quá thời hạn thực hiện dự án đầu tư.
- Chính phủ sẽ quy định chi tiết điều khoản này.
Các nội dung này được đưa vào Điều 75 của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), cùng với một số nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung trong một số văn bản luật liên quan.