当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo xiên】Cao điểm sản xuất hàng tết

Dù năm nay thị trường có sự biến động so với cùng kỳ năm ngoái,điểmsảnxuấthngtếkèo xiên nhưng các cơ sở trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn cao điểm thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tết, kỳ vọng vào một mùa kinh doanh thuận lợi.

Cơ sở bánh kẹo tại thành phố Vị Thanh vào mùa sản xuất hàng tết.

Là một trong số ít cơ sở sản xuất kẹo đậu phộng truyền thống trên địa bàn thành phố Vị Thanh, thời điểm này, cơ sở sản xuất bánh kẹo Song Phụng, ở phường I, thành phố Vị Thanh, đang tập trung sản xuất kẹo đậu phộng, kẹo mè cung ứng cho các nhà phân phối thị trường ngoài tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu… Kẹo đậu phộng và kẹo mè sản xuất trước, riêng kẹo hạt điều phải đợi đúng vụ thu hoạch ở vùng trồng tận Bình Phước, rồi thu mua về chứ không lấy qua cơ sở trung gian nên vào vụ sản xuất chậm hơn. 

Theo ông Lưu Vĩnh Thuận, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Song Phụng, khoảng mùng 10 tháng Chạp trở lên thị trường trong tỉnh mới bắt đầu rộ, lượng đơn hàng tăng từ đó đến khoảng 24-25 tết. Vì lý do này mà “lò” của ông cũng là một trong những nơi ngừng sản xuất vụ tết khá trễ so với một số địa phương khác. Một phần do gần nơi sản xuất nên người bán không vội gì lấy hàng về trữ. Mặt khác, nhiều tiểu thương còn hơi e dè, ngại dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức mua nên chưa đặt số lượng lớn. Tuy vậy năm nay cơ sở cũng sản xuất khoảng 8-9 tấn, tương đương với năm trước và giá cả giữ ổn định. Bởi theo thời gian, cơ sở đã xây dựng được hệ thống phân phối và có chỗ đứng ở thị trường trong tỉnh.

Gắn bó với món mứt truyền thống đặc trưng của vùng trồng khóm Cầu Đúc, thành phố Vị Thanh, bà Trần Thị Kim Hai năm nay chủ động trồng 6 công khóm để phục vụ sản xuất mứt khóm và củ hủ khóm cho thị trường tết, thay vì mua nguyên liệu bên ngoài như mọi năm. Bà Kim Hai cho hay do đặc trưng mứt khóm có thời hạn bảo quản ngắn hơn nên khách hàng nhiều từ 20 tết trở đi, lúc đó nguyên liệu đã lên giá. Để đảm bảo giá thành không tăng, bà đã chủ động nguồn nguyên liệu và tập trung bảo đảm chất lượng, hương vị sản phẩm. Từ năm trước, khi cơ sở phần nào được nhiều người tiêu dùng biết tới, bà Hai bán ra khoảng 500 hộp (loại nửa kg/hộp) chỉ riêng vụ tết. Vào thời gian cao điểm phải thuê thêm khoảng 4-5 nhân công để phụ làm các đơn hàng cận tết mới kịp.

Dù làm bánh kẹo truyền thống, nhưng các cơ sở đều từng bước nghiên cứu, đầu tư vào khâu sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Như cơ sở sản xuất bánh kẹo Song Phụng, cách đây mấy năm cũng đã đầu tư máy đóng gói tự động, máy cắt kẹo…, từ đó sản phẩm tạo ra đồng đều, thời gian sản xuất ngắn hơn mà vẫn giữ được hương vị truyền thống. Nhờ vậy, dù sản phẩm bánh kẹo luôn có sự cạnh tranh gắt gao, không chỉ giữa các cơ sở sản xuất tại địa phương mà còn các nhà sản xuất lớn trên cả nước, sản phẩm địa phương vẫn tự tin có được chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Ngoài mặt hàng bánh, mứt, kẹo quen thuộc, các mặt hàng khô, chả cá dự đoán cũng có sức tiêu thụ tăng vào dịp tết. Để chủ động trong sản xuất, phần lớn các khâu đều đưa máy móc vào để tăng năng suất và giảm nhân công. Trừ một số khâu cần độ tỉ mỉ, khéo tay như cạo chả thì vẫn phải giữ nhân công làm bằng tay. HTX Hậu Giang Xanh, ở phường V, thành phố Vị Thanh, có nhiều sản phẩm tại cửa hàng trưng bày phong phú hơn hẳn năm ngoái. Bởi ngoài các sản phẩm chế biến từ chả cá vốn là thế mạnh, HTX sản xuất thêm mặt hàng khô các loại phục vụ tiêu dùng trong và cả ngoài tỉnh. Bà Lý Hồng Tiên, Giám đốc HTX cho hay năm nay thị trường mở rộng hơn năm ngoái và cơ sở đã đầu tư nhiều vào khâu sản xuất, đa dạng sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường tết và cả ngày thường. Tuy nhiên, hiện tại về số lượng hàng hóa chuẩn bị của HTX ở mức bằng 2/3 so với năm ngoái, bởi giờ còn khá sớm để đánh giá được sức mua có khởi sắc không. Qua nhiều lần biến động trong năm nay, nhiều cơ sở tính chuyện “liệu cơm gắp mắm” tùy theo nhu cầu thị trường là cần thiết để đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ.

Nhìn chung, công tác sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán được các cơ sở trong tỉnh quan tâm và chuẩn bị chu đáo. Ngoài yếu tố truyền thống, mỗi sản phẩm làm ra đều hướng đến yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cùng với các cơ sở và doanh nghiệp phân phối, ngành chức năng và các địa phương cùng phối hợp chặt chẽ để quản lý, sắp xếp và nắm nguồn hàng, đảm bảo hàng hóa cung ứng liên tục, ổn định, tăng cường giám sát, nhất là về giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm với mục tiêu chung là bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dân.

Bài, ảnh: THIÊN NGỌC

分享到: