Đại diện Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) thăm và tặng quà  quả bóng đá cúp c1" /> 
当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【quả bóng đá cúp c1】Chuyện về những người tận trung tận hiếu

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Đại diện Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Sắc (Phong Điền). Ảnh: ĐỨC QUANG 

Trên báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có dịp trình bày về tấm gương lẫm liệt của Thiếu tá Võ Đại An, Tham mưu trưởng Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên Huế tại phía bắc rừng Bạch Mã cuối năm 1969. Khi quân đội Mỹ dùng máy bay truy bắt, chính ông là người đầu tiên dùng cây súng ngắn K.59 bắn trả. Ông chấp nhận hy sinh chứ nhất quyết không để sa vào tay giặc.

Về Phú Lộc những ngày này, gặp những cựu chiến binh năm xưa, nghe chuyện mới thấm và cảm phục những tấm lòng trung kiên của những người con quê hương đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất giang sơn để trân quý những gì mà đất nước có được hôm nay. Những trường hợp dưới đây, chỉ tập trung vào thời khắc sinh - tử khi nhiều cán bộ, chiến sĩ đứng trước hoàn cảnh nghiệt ngã buộc họ phải lựa chọn: đầu hàng để giữ mạng sống hay chấp nhận hy sinh! Và thực tiễn cuộc chiến cho thấy, phần lớn trong số họ đã lựa chọn hy sinh tính mạng để giữ gìn khí tiết của người cộng sản.

Theo lời của ông Phan Văn Dần, trú tại xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) và ông Nguyễn Xuân Hoành (trú tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) vào thời điểm mà Liệt sĩ Phạm Hữu Xuân hy sinh, hai ông đều là chiến sĩ của Đội công tác vũ trang Phú Lộc có nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo thâm nhập đồng bằng xây dựng lực lượng, hỗ trợ Nhân dân nổi dậy, phá ấp chiến lược do Mỹ yểm trợ và chế độ Ngô Đình Diệm dựng lên.

Ông Phan Văn Dần kể lại:

Rạng sáng ngày 23/9/1963, trời mưa to, Đội công tác Phú Lộc 5 người đang trên đường trở về hậu cứ. Khi đến dốc khe nước đổ tiếp giáp giữa thôn Thủy Yên - Thủy Cam, xã Tân Lộc (nay là Lộc Thủy) có thể do bị chỉ điểm nên địch đã để 2 chiến sĩ dẫn đường là Nguyễn Thanh Hiếu, Nguyễn Xuân Hoành đi qua và đợi đồng chí Phạm Hữu Xuân (Bí danh là Biên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội Phú Lộc) đi đến mới bắn.

Ông Phan Văn Dần là người thứ 4 đi sau nghe tiếng súng nổ vội tìm nơi ẩn nấp. Khi phát hiện từng tốp lính bảo an từ những bụi rậm lao ra chặn đường, linh tính báo cho ông biết: “Thủ trưởng mình bị bắn rồi”. Sau tiếng súng là lời kêu gọi đầu hàng của địch: “Bỏ súng xuống”. “Hàng sống, chống chết!”. Thay bằng đầu hàng là tiếng súng đáp trả rồi im bặt. Từ nơi ẩn nấp, ông Phan Văn Dần quay lui tìm ông Nguyễn Văn (Tỉnh ủy viên, Trưởng ban quân sự Thừa Thiên) và báo tin dữ “Anh Biên đã bị rơi vào ổ phục kích”. Sau đó, từ nơi ẩn nấp, hai người đau xót chứng kiến cảnh địch kéo lê xác đồng đội mình lôi xuống dốc.

Phạm Thạch là một trong những thiếu niên giác ngộ cách mạng khá sớm. Ông ở Nong, quê ngoại của tôi.

Năm 1962, ông Phạm Thạch thoát ly tham gia cách mạng khi tròn 16 tuổi.

Trong 3 năm tham gia Đội công tác xã Hưng Lộc, theo nhận xét của Bí thư Hưng Lộc - Phạm Thi, ông Phạm Thạch là một trong những chiến sĩ gan dạ. Ông đã cùng đồng đội tham gia nhiều trận đánh ở Nong và phá thế kềm kẹp của địch, hỗ trợ Nhân dân xã Lộc Bổn nổi đậy làm chủ xóm làng.

Rạng sáng ngày 17/6/1965, trên đường cùng đội công tác trở về hậu cứ, khi đến mỏm đồi hoang nằm ở phía đông “miếu Ngói” của thôn I, gần bờ sông Nong, ông bị rơi vào ổ phục kích. Nhờ thông thuộc địa hình nên dù chỉ một mình ông luồn lách bắn trả kìm chân địch, tạo điều kiện cho đồng đội đi sau chạy thoát. Sau hơn một giờ chiến đấu, tiếng súng đã ngưng, địch kêu gọi ông đầu hàng. Không gian yên ắng, địch tiến hành lùng sục thì bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên. Từ nơi ẩn nấp, ông Phạm Thạch đã dùng quả thủ pháo cuối cùng tự sát. Chàng trai trẻ của làng An Nong hy sinh gây xúc động mạnh và để lại dấu ấn khó phai trong lòng Nhân dân.

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 Tác giả dâng hương các anh hùng liệt sĩ

Trước ông Phạm Thạch, ở quê ngoại tôi còn có tấm gương hy sinh lẫm liệt của liệt sĩ Nguyễn Văn Quyển. Cuối năm 1963, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, phần lớn nông thôn do cách mạng làm chủ nên Trung đội trưởng Nguyễn Văn Quyển được Chỉ huy Trung đoàn 270 (Liên khu IV) tăng cường cho miền Nam cho về thăm nhà ở thôn 4, xã Lộc Bổn.

Ngày 20/12/1963 (tức ngày 5/11 Al), trong khi đang ăn trưa thì ông Quyển phát hiện trước nhà mình, phía bờ tre xuất hiện từng tốp lính nghĩa quân triển khai đội hình bao vây. Sau khi dặn vợ là bà La Thị Sâm đưa 2 đứa con trai tìm nơi ẩn nấp và chỉ đường cho ông Võ Đại Triền (bí danh Ngọc), quê Phú Bài, là Thành ủy viên Huế và ông Nguyễn Văn Khả, Xã đội trưởng Hưng Lộc tháo chạy, ông Quyển tìm nơi cố thủ sẵn sàng chiến đấu cầm chân địch.

Từ ngoài cửa ngõ chúng nổ súng và kêu gọi ông đầu hàng. Tiếng khóc của vợ, con ông Quyển vang lên. Lợi dụng tình cảnh đó, địch tiếp tục kêu gọi: “Muốn sống với vợ con, hãy bỏ súng xuống”. Tưởng ông mềm lòng, nào ngờ vừa ra khỏi nhà ông dùng súng bắn trả. Súng bị hóc đạn nên ông đã ôm thủ pháo tự vẫn. Cả trung đội nghĩa quân bàng hoàng. Im tiếng súng, Nhân dân đến xem. Nhìn người vợ trẻ và hai đứa con trai, đứa út mới 9 tuổi, Nhân dân vô cùng thán phục tấm gương vì nước quên thân của liệt sĩ Nguyễn Văn Quyển.

Trong một lần về quê nội ở Nước Ngọt - nơi mà Xuân 1968, tôi đã cùng du kích Tân Lộc tham gia vận động Nhân dân phá Quốc lộ số 1 và vận động họ tuần hành ra quận lỵ Cầu Hai đòi con em đi lính trở về. Khi hỏi thăm hoàn cảnh đồng đội là anh Nguyễn Văn Sẽ - người phối hợp với tôi bắn cảnh cáo Ấp trưởng B., thật bất ngờ được em Nguyễn Như Hà (con bà cô ruột) thuật lại, anh Sẽ hy sinh ở nhà mệ Trà. 

Khi bị thương, địch cho gọi người thân anh Sẽ đến khuyên nhủ đầu hàng. Địch ra điều kiện, nếu đầu hàng thì sẽ gọi máy bay chở ra Hạm đội 7 cứu chữa. Thay bằng buông súng, anh Sẽ đã chiến đấu đến cùng và chấp nhận hy sinh.

Cũng ở quê nội, tôi đã nghe nguyên Huyện đội trưởng Phú Lộc - Hoàng Anh Đề kể lại trường hợp hy sinh của ông Văn Tâm, quê Viễn Trình, Phú Đa, Phú Vang.

Ông Đề cho biết, vào cuối xuân 1964, tại làng Thủy Cam (Tân Lộc, nay là Lộc Thủy) trung đội vũ trang do ông Thuyết làm Trung đội trưởng bị địch bao vây. Sau gần bảy giờ chiến đấu, trung đội của ông Thuyết có 9 chiến sĩ hy sinh và nhiều người bị thương. Riêng ông Văn Tâm được giao giữ súng trung liên đã cùng đồng đội chiến đấu tới cùng. Đợi đến khi ông Tâm bắn hết đạn, địch ập tới bắt ông đưa lên máy bay. Thật bất ngờ, khi chiếc trực thăng vừa cất cánh, ông Văn Tâm liền gieo mình xuống đất tự vẫn.

Lúc này ông Hoàng Anh Đề là Đại đội phó của Huyện đội Phú Lộc nên đã trực tiếp nghe Trung đội trưởng Thuyết báo cáo lại chuyện ông Văn Tâm hy sinh. Sau giải phóng, ông Hoàng Anh Đề đã đưa ông Văn Nhỏ vào Thủy Cam tìm hài cốt em mình là ông Văn Tâm. Ông Nhỏ khẳng định: “Em tôi có cái răng vàng”. Được dân làng Thủy Cam giúp đỡ, sau khi phát hiện đặc điểm của hàm răng, ông Văn Nhỏ ôm ông Hoàng Anh Đề mếu máo: “Đúng là em tôi rồi!”

Những tấm gương vừa nêu chỉ xuất hiện khi đứng giữa lằn ranh sinh - tử và họ đã chọn cái chết, chứ nhất quyết không chịu đầu hàng. Họ thật sự là những người tận trung, tận hiếu với Đảng, với dân.

分享到: