Trả lời phỏng vấn của TBTCVN,ậncảicáchấntượngcủangànhThuếkết quả bóng đá quốc gia đức bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh (MTKD) và năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc tăng điểm và tăng hạng của chỉ số nộp thuế trong Doing Business 2020 là rất đáng mừng, ghi nhận những thay đổi, đặc biệt ở đây là ứng dụng CNTT trong kê khai và nộp thuế.
* PV: WB vừa công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh - Doing Business 2020. Theo đó, môi trường kinh doanh (MTKD) của Việt Nam xếp vị trí 70/190 nền kinh tế, giảm 1 bậc so với năm ngoái (vị trí 69). Bà có bình luận gì về xếp hạng này của Việt Nam?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Theo Doing Business 2020, MTKD của Việt Nam tăng 1,2 điểm (từ 68,6 lên 69,8 điểm), nhưng giảm 1 bậc xếp hạng chung (từ vị trí 69 xuống vị trí 70). Rõ ràng, Việt Nam có cải thiện về chất lượng MTKD (qua việc tăng điểm), nhưng còn rất ít và chậm; trong khi các nền kinh tế cải cách nhanh và mạnh mẽ hơn, do đó thứ hạng liên tục giảm trong 2 năm gần đây (mỗi năm giảm 1 bậc).
Đơn cử trong khối ASEAN, Singapore duy trì ổn định vị trí thứ 2 từ năm 2016; Malaysia tăng hạng nhiều và liên tiếp trong hai năm gần đây (qua hai năm tăng 12 bậc); Thái Lan tăng tốc mạnh trong năm 2017 (tăng 20 bậc) và tiếp tục tăng 6 bậc trong 2019; Philippines tăng tới 29 bậc trong năm nay… Điều này cho thấy các nền kinh tế có xu hướng cải cách nhanh và quyết liệt hơn chúng ta. Trong ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei.
Trong Doing Business 2020, Việt Nam tuy có 5 chỉ số tăng điểm, nhưng chỉ duy nhất 2 chỉ số được ghi nhận cải cách về quy định và thực thi và cũng là 2/3 chỉ số tăng hạng, đó là: tiếp cận tín dụng; nộp thuế và BHXH (nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) ngành Thuế, đăng ký và nộp thuế điện tử là những cải cách được ghi nhận).
Bà Nguyễn Minh Thảo |
Tuy nhiên có tới 6/10 chỉ số còn lại giảm bậc. Trong đó, khởi sự kinh doanh tuy tăng điểm (nhờ giảm 1 ngày thực hiện thủ tục), nhưng giảm tới 11 bậc; cấp phép xây dựng giảm 4 bậc, không có cải cách nào được ghi nhận, nhưng tăng điểm nhẹ bởi tỷ lệ chi phí chính thức/giá trị công trình giảm (do giá trị công trình tăng lên nên tỷ lệ này giảm); 4 chỉ số giảm bậc, không có cải cách nào được ghi nhận nên điểm số giữ nguyên, gồm: đăng ký tài sản (giảm 4 bậc); bảo vệ nhà đầu tư (giảm 8 bậc); giao dịch thương mại qua biên giới (giảm 4 bậc); và giải quyết tranh chấp (giảm 6 bậc).
Tuy nhiên, cải cách MTKD ở Việt Nam có xu hướng chững lại và thể hiện thách thức với nhiều chỉ số trong nhiều năm không cải thiện hoặc cải thiện rất chậm. Vì thế, việc đạt mục tiêu của Chính phủ vào nhóm nước ASEAN 4 càng trở nên khó khăn, thách thức hơn. Thủ tướng Chính phủ thể hiện nhiều nỗ lực, quyết tâm cải cách, song việc hiện thực hoá bằng hành động cải cách của các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế.
* PV: So với Doing Business 2019, chỉ số nộp thuế tăng ấn tượng nhất khi tăng tới 6,1 điểm và 22 bậc. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp cải cách về thuế được ghi nhận trong báo cáo Doing Business. Bà có nhận định gì về kết quả này cũng như nỗ lực cải cách của ngành Tài chính?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Chỉ số nộp thuế được ghi nhận vì những thay đổi, đặc biệt ở đây là ứng dụng CNTT trong kê khai và nộp thuế. Tại kỳ đánh giá năm trước, ứng dụng CNTT, kê khai nộp thuế TNDN chưa được ghi nhận. Trong đợt đánh giá này, WB đã ghi nhận những thay đổi đó và nhờ vậy, số lần nộp thuế của Việt Nam giảm từ 10 lần xuống còn 5 lần, giúp cho chỉ số nộp thuế cải thiện rất nhiều.
Bên cạnh đó, thực tế ngành Thuế không phải bây giờ mới thực hiện cải cách mà những nỗ lực này đã được thực hiện từ nhiều năm và đến nay những thay đổi, cải cách đã được thực hiện một cách rộng rãi.
Theo quan sát của tôi, nỗ lực của ngành Thuế được thể hiện bằng việc thực hiện rất sớm những cải cách, những thay đổi. Tuy nhiên, thời gian đầu khi thực hiện thì dư địa cải cách rất nhiều, những thay đổi rất nhanh và có thể nhìn thấy rất rõ.
Những năm gần đây, những cải cách đó vẫn tiếp nối những nỗ lực từ trước và dư địa cho cải cách ít hơn, chưa tạo ra được một sự đột phá. Trong thời gian tới, ngành Tài chính cần tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá hơn trong cải cách thuế, phải cải cách mạnh hơn, đặc biệt là vấn đề thực thi của các cán bộ ngành Thuế.
* PV: Như bà có nhận định, cải cách MTKD ở Việt Nam có xu hướng chững lại và gặp thách thức. Vậy giải pháp để cải thiện mạnh mẽ hơn MTKD là gì, thưa bà?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Để cải thiện mạnh mẽ MTKD, tạo niềm tin cho doanh nghiệp (DN), góp phần thúc đẩy đầu tư, tạo việc làm, thu nhập và tăng trưởng bền vững, trong thời gian tới có thể tập trung vào một số giải pháp sau đây: cải cách trước hết phải từ tư duy quản lý của các bộ, ngành, cải cách theo hướng vì mục tiêu phát triển DN. Do đó, cần có sự quan tâm, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ và thực chất của các bộ, ngành, địa phương.
Đối với các chỉ số nhiều năm không có cải thiện hoặc cải thiện chậm (như giao dịch thương mại qua biên giới, đăng ký tài sản...) cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; sửa đổi các quy định và cải cách thực thi để tạo sự chuyển biến. Đối với các chỉ số còn có sự khác biệt lớn giữa quy định văn bản và thực thi (như cấp phép xây dựng) phải được giám sát, chấn chỉnh nhằm đảm bảo minh bạch, tạo niềm tin cho người dân và DN. Đặc biệt, chỉ số phá sản DN – trong liên tục nhiều năm ở thứ hạng cuối bảng thì cần có sự vào cuộc, phối hợp của ngành toà án để tạo sự thay đổi có ý nghĩa ở các chỉ số này.
Ngoài ra, cần rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho DN thông qua thực thi dịch vụ công trực tuyến một cách thực chất, tránh hô hào, hình thức. Nghiêm túc thực hiện các giải pháp đã được Chính phủ xác định về cải cách điều kiện kinh doanh, quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, nhân rộng các sáng kiến cải cách và phương thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế tốt (như thủ tục tiếp cận điện năng, nộp thuế điện tử, cải cách trên một số lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành như an toàn thực phẩm, kiểm dịch,…).
Nhằm thực hiện hiệu quả các giải pháp này, ngoài quyết tâm và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, cần có sự đồng hành tham gia của các DN thông qua chia sẻ vấn đề, cùng tìm kiếm giải pháp và các kinh nghiệm thực thi tốt. Có như vậy, MTKD của nước ta mới thật sự cởi mở, minh bạch, thúc đẩy DN phát triển bền vững; đồng thời cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Tại kỳ đánh giá năm trước, ứng dụng CNTT, kê khai nộp thuế TNDN chưa được ghi nhận. Trong đợt đánh giá này, WB đã ghi nhận những thay đổi đó và nhờ vậy, số lần nộp thuế của Việt Nam giảm từ 10 lần xuống còn 5 lần, giúp cho chỉ số nộp thuế cải thiện rất nhiều. Bên cạnh đó, thực tế ngành Thuế không phải bây giờ mới thực hiện cải cách mà những nỗ lực này đã được thực hiện từ nhiều năm và đến nay những thay đổi, cải cách đã được thực hiện một cách rộng rãi. |
Thảo Miên (thực hiện)