【cúp nhật hoàng】Gần 155 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại trong 5 năm

gan 155 ty usd tu xuat khau dien thoai trong 5 nam

Sản xuất điện thoại tại SEV. Ảnh: T.Bình.

Tăng trưởng 2 con số

Điểm qua lịch sử góp mặt của ngành hàng điện thoại có thể thấy so với các lĩnh vực như dệt may,ầntỷUSDtừxuấtkhẩuđiệnthoạitrongnăcúp nhật hoàng da giày, thủy sản… nhóm hàng xuất khẩu số một của nước ta còn khá non trẻ.

Ngành hàng này gắn liền với sự ra đời và đi vào hoạt động của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Tháng 3/2008, SEV được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào, với tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD, tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh). Đến tháng 4/2009 Công ty đưa vào hoạt động một xưởng lắp ráp điện thoại di động, và tới tháng 8/2009 thêm một xưởng ép và sơn vỏ điện thoại đi vào sản xuất. Cuối năm 2009, những lô hàng điện thoại “Made in Việt Nam” bắt đầu được xuất khẩu.

Cập nhật đến 15/4, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 14,459 tỷ USD, tăng 50,6% so với cùng kỳ 2017, tương đương con số tăng thêm 4,858 tỷ USD.

Chưa đến 10 năm góp mặt, điện thoại đã có nhiều năm vững vàng ở vị trí số một về xuất khẩu của cả nước. Năm 2017, ngành hàng này đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu 45,272 tỷ, tăng 31,9% so với năm 2016 và chiếm đến 21,15% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tính trong 5 năm gần đây (2013-2017) riêng nhóm hàng này đạt tổng trị giá kim ngạch đến gần 155 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức 2 con số, trong đó năm tăng cao nhất là 2013 với tốc độ tăng 67,1% so với năm 2012.

Đến thời điểm này, trong lịnh sử ngoại thương Việt Nam, chưa nhóm hàng XNK nào đạt được những thành tích vượt bậc như vậy.

Để thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng điện thoại, có thể nhìn vào tương quan với dệt may- ngành xuất khẩu lớn thứ 2 và là lĩnh vực truyền thống và lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm (trước khi có sự xuất hiện của điện thoại).

Năm 2013, điện thoại đứng số 1 về xuất khẩu với trị giá kim ngạch đạt 21,244 tỷ USD, chỉ hơn ngành hàng đứng thứ 2 là dệt may hơn 3,3 tỷ USD (dệt may đạt 17,933 tỷ USD). Nhưng năm 2017, khoảng cách này đã đẩy xa đến hơn 19 tỷ USD (xuất khẩu dệt may năm 2017 chỉ đạt 26,038 tỷ USD).

5 năm qua, trị giá kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại tăng thêm hơn 24 tỷ USD, với trị giá năm 2017 gấp hơn 2 lần năm 2013; trong khi mặt dệt may chỉ tăng thêm hơn 8 tỷ USD.

gan 155 ty usd tu xuat khau dien thoai trong 5 nam

Diễn biến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điện thoại 5 năm gần đây. Biểu đồ: T.Bình.

Cơ cấu lại “bản đồ” xuất khẩu

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hàng điện thoại giúp hàng hóa Việt Nam hiện diện rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, những chiếc điện thoại “Made in Việt Nam” có mặt ở hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.

Điển hình như tại thị trường Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), vài năm gần đây nhờ mặt hàng điện thoại, vương quốc giàu có ở Trung Đông đã trở thành thị trường xuất khẩu “tỷ USD” của Việt Nam và riêng mặt hàng điện thoại luôn đóng góp tới trên dưới 80% trị giá kim ngạch.

Đối với các tỉnh, thành trong nước, sự xuất hiện của nhà máy sản xuất điện thoại, máy tính bảng của Samsung đã phân bố lại “cơ cấu các địa phương XNK trọng điểm”. Đáng chú ý nhất là trường hợp Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Trước khi có sự xuất hiện của nhà đầu tư lớn đến từ Hàn Quốc, 2 địa phương này gần “vô danh” trên bản đồ XNK Việt Nam. Nhưng hiện, Bắc Ninh và Thái Nguyên đã vững vàng trong nhóm dẫn đầu và vượt qua hàng loạt các địa phương tên tuổi như Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai để chiếm giữ vị trí thứ 2 và thứ 3 về xuất khẩu chỉ sau TP.HCM.

Hạn chế xuất khẩu tài nguyên

Sự vươn lên của nhóm hàng điện thoại không chỉ góp phần quan trọng giúp tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, mà điều còn mang đến nhiều dấu hiệu lạc quan khác.

Những năm trước, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam dựa chủ yếu vào tài nguyên, sức lao động, đất đai… Có thể kể đến như dầu thô, dệt may, da giày, thủy sản... Tất cả nhóm chủ lực vừa nêu đều được xem là “xuất thô” vì cùng với dầu thô, thì dệt may, da giày, thủy sản cũng chủ yếu làm gia công cho đối tác nước ngoài, giá trị hàng hóa có tỉ lệ “sức lao động thủ công” trong từng sản phẩm khá cao.

Chính vì vậy thành tích của mặt hàng điện thoại- nhóm hàng sản phẩm công nghệ cao, đã mang lại những cái nhìn đúng đắn, xác thực hơn cho các DN tham gia sản xuất xuất khẩu trong việc đầu tư cho công nghệ để làm tăng thêm hơn nữa giá trị gia tăng trong từng sản phẩm.

gan 155 ty usd tu xuat khau dien thoai trong 5 nam

Tỉ trọng kim ngạch mặt hàng điện thoại trong tổng xuất khẩu cả nước năm 2017. Biểu đồ: T.Bình.

Bởi so về quy mô lao động, số lượng nhà máy, đất đai thì lĩnh vực điện thoại không thể nào sánh được với hàng nghìn nhà máy, hàng trăm nghìn, thậm chí đến hàng triệu lao động của dệt may, da giày hay thủy sản.

Nhưng sự thắng thế của mặt hàng điện thoại chính nằm ở giá trị của mỗi sản phẩm vì một chiếc điện thoại có giá trị bằng hàng chục chiếc áo sơ mi, bằng nhiều kg tôm cá, bằng nhiều đôi giày cộng lại.

Vậy nên vài nhà máy với trên dưới 100.000 lao động vẫn giúp ngành hàng điện thoại mang đến giá trị xuất khẩu lớn hơn nhiều của lĩnh vực dệt may với khoảng 2 triệu lao động với hàng nghìn nhà máy khắp cả nước.

Sự so sánh có thể khập khiễng và chưa đầy đủ nếu dệt may, da giày, thủy sản có hàm lượng chất xám, công nghệ cao… nhiều hơn trong mỗi sản phẩm thì tương quan đã không bị lép vế. Bởi thực tế những sản phẩm có thương hiệu trong các lĩnh vực trên của tập đoàn tên tuổi thế giới thậm chí có giá cao hơn những chiếc điện thoại di động rất nhiều.

Có thể nói, thành tích xuất khẩu điện thoại một phần nào đó tạo cú hích để đẩy nhanh sự chuyển đổi trong việc ứng dụng công nghệ cao của các ngành hàng xuất khẩu nước ta.

Nhà cái uy tín
上一篇:Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
下一篇:Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà