【keo nha cai.com.vn】Kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:21:27 评论数:
Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người sáng lập ra 9 tờ báo: “Người cùng khổ” (1922), “Quốc tế Nông dân” (1924), “Thanh Niên” (1925), “Công nông” (1925), “Lính Kách mệnh” (1925), “Thân ái” (1928), “Ðỏ” (1929), “Việt Nam độc lập” (1941), “Cứu quốc” (1942).
Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người sáng lập ra 9 tờ báo: “Người cùng khổ” (1922), “Quốc tế Nông dân” (1924), “Thanh Niên” (1925), “Công nông” (1925), “Lính Kách mệnh” (1925), “Thân ái” (1928), “Ðỏ” (1929), “Việt Nam độc lập” (1941), “Cứu quốc” (1942).
Từ tác phẩm đầu tiên “Quyền các dân tộc thuộc địa” in trên Báo Nhân Ðạo (Ðảng Cộng sản Pháp) ngày 18/6/1919 đến tác phẩm cuối cùng “Thư trả lời Tổng thống Mỹ” in Báo Nhân Dân ngày 25/8/1969, 50 năm làm báo, Người để lại 2.000 tác phẩm báo chí, 300 bài thơ, 500 trang truyện và ký. Người ký 150 bút danh. Người viết báo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ðức, Việt… Những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén, hoạt động cực kỳ sôi nổi và đầy hiệu quả. Năm 1922, sáng lập báo “Người cùng khổ”, Người vừa chủ nhiệm, vừa chủ bút, vừa là nhân viên phát hành...
Bác Hồ với các phóng viên báo chí. Ảnh tư liệu |
Trước đó, năm 1919, Người viết nhiều về chủ đề “Lên án chế độ thực dân”. Cùng một lúc Người xuất bản báo chí, viết nhiều tác phẩm, trả lời phỏng vấn… in trên nhiều tờ báo quốc tế uy tín: “Nhân Ðạo” (Ðảng Cộng sản Pháp). “Quốc tế Nông dân” (Ðảng Cộng sản Quốc tế), “Thiên Tân” (Báo Mỹ ở Thiên Tân Trung Quốc), “Dân chúng” (Paris - Pháp) “Yi-chê Pao” (Thiên Tiên), “Ðời sống thợ thuyền”; “Juprekor” (Tạp san tiếng Ðức), “Tạp chí Cộng sản” (Ðảng Cộng sản Pháp); “Tiếng kèn”, “Ngọn lửa nhỏ”, “Sự thật”, “Tin tức” (Ðảng Cộng sản Liên Xô) và người tham gia diễn đàn: “Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội”…
Sau Cách mạng Tháng Tám - trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Hồ Chí Minh viết hàng trăm bài báo chỉ đạo kịp thời các vấn đề quan trọng của công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Sau Hiệp định Geneva (1954-1969), Hồ Chí Minh tập trung vào viết các chủ đề cấp thiết về: kinh tế, xã hội, xây dựng Ðảng, người tốt - việc tốt và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà…
Hồ Chí Minh khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, vì vậy, ngày ra số Báo Thanh Niên đầu tiên 21/6/1925 được lấy làm ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh để lại là một kho tàng đồ sộ, vô giá. Tác phẩm của Người, thể loại nào cũng tỏ rõ là cây bút hàng đầu, tiên phong trong trận địa chiến đấu với quân thù trên mặt trận công tác tư tưởng và là mũi nhọn trong vận động phong trào cách mạng quần chúng.
Nhà chính luận, cây bút tiểu phẩm xuất sắc
Năm 1957, tiếp đoàn nhà văn Liên Xô, Người nói: “… Tôi là cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là nhà tuyên truyền tôi cũng không tranh cãi…”. Ðúng vậy! Tại Ðại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam ngày 6/4/1959, Người nói: “Bác viết chỉ có một đề tài là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ; tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó”. Lời tổng kết giản dị đó của Người chứa đựng tư tưởng lớn về báo chí, là tư tưởng chiến lược về báo chí của Người thực hiện mục tiêu chung của cách mạng; đồng thời mở đường cho báo chí cách mạng Việt Nam phát triển một bước mới, mà tư tưởng cốt lõi của Người là báo chí vận động, giáo dục, giác ngộ cách mạng, đoàn kết Nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Tác phẩm Hồ Chí Minh thể hiện chủ đề nhất quán: chống thực dân đế quốc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Những tác phẩm khởi đầu sự nghiệp làm báo của mình (1919-1925) Hồ Chí Minh biên soạn, chỉnh lý in thành quyển sách: “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Ðó là một tác phẩm vô giá, là bản án đanh thép, là đòn đánh mạnh mẽ vào sào huyệt chủ nghĩa thực dân nói chung, chế độ thực dân Pháp nói riêng. Ðó là lời cảnh báo sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa thực dân, là lời báo trước thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ðó là sự khởi đầu mạnh mẽ, mang lại hiệu quả vô cùng to lớn của báo chí Hồ Chí Minh - của báo chí cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh tự nhận mình là cây bút tiểu phẩm là hoàn toàn chính xác. Bởi phần lớn tác phẩm của Người từ bài báo đầu tiên (1919) đến bài báo cuối đời (1969) phần lớn thuộc thể loại tiểu phẩm. Riêng Báo Nhân Dân từ năm 1950-1969 đăng 1.200 bài của Người mang thể loại tiểu phẩm.
Với khối lượng tác phẩm khổng lồ, nội dung thể hiện sắc sảo về tính khoa học và phong phú về tính thực tiễn, trình bày lô-gíc, sinh động, bút pháp sôi nổi, nồng nhiệt, văn phong giản dị, ngắn gọn; lập luận sắc sảo làm nổi bật bản chất sự kiện phức tạp, chuyển tải chính xác chân thật, sâu sắc vấn đề thời sự; hợp tình, hợp lý, thoả đáng giữa “xây” và “chống”, có sức hấp dẫn, mang tính giáo dục cao trong tác phẩm của Người.
Cây bút lớn về thể loại truyện và ký
50 năm trong sự nghiệp cầm bút, tác phẩm của Người mang thể loại truyện và ký với con số khá lớn. Từ những truyện - ký Người viết vào những năm làm báo đầu tiên cho đến những năm cuối đời đều chứa đựng nội dung ý nghĩa về những vấn đề của cuộc sống hiện tại, chuyển tải vấn đề thời cuộc nóng bỏng của đất nước, của dân tộc. Có thể điểm qua một số truyện Người viết từ năm 1919, như: “Con người biết mùi hun khói”, “Một trong những người sáng lập cộng hoà da đen’, “Một chiến sĩ của quân đội cách mạng”, “Một con người thông minh, quả cảm tên Ki-men-Giô”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Cuộc sống lầm than của những người lao động Việt Nam”, “Sự lố bịch của quan cai trị ở Sài Gòn”, “Con rùa”, "Con rồng tre” (kịch), “Chìm tàu” (nhật ký), “Chú ếch và con bò”, “Mắt cá giả ngọc trai”… những năm kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh viết nhiều truyện: “Cọp - Nai - Thỏ” (1951), “Chiếc cầu bằng người” (1951)…
Viết truyện, một mặt Người trung thành với hình thức truyện ngắn, truyện vừa; mặt khác, Người sáng tạo hình thức truyện cực ngắn. Ví dụ trên Báo Nhân Ðạo (Ðảng Cộng sản Pháp) ngày 3/5/1922 đăng truyện cực ngắn của Người. Xin dẫn ra dưới đây:
“Ðầu năm 1921, một cuộc bãi công lớn của công nhân hàng hải đăng bạ nổ ra ở Brazil. Trên bến, Jose gặp tên cảnh sát ngăn anh lại - Jose cố nài.
Tên cảnh sát chẳng thèm trả lời, rút súng lục ra bắn. Jose nhanh nhẹn tránh khỏi và lẹ như chớp anh túm lấy thằng cảnh sát, quăng nó xuống nước.
Ngày 8/2 Jose ra toà xử vụ án.
Phiên toà đến 4 giờ rưỡi chiều mới kết thúc.
Toà xử trắng án”.
Hình thức truyện cực ngắn mãi đến vài thập niên gần đây ở nước Nga, Trung Quốc và Việt Nam mới xuất hiện và phát triển. Những tác phẩm truyện và ký của Hồ Chí Minh như mũi xung kích bám vào yêu cầu thời đại, bám sát yêu cầu giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người - không hoa mĩ mà thiết thực, sâu sắc. Người là nhà báo kết hợp thiên tài thể loại báo chí với thể loại văn học. Tác phẩm truyện, ký Hồ Chí Minh trở thành tiêu chí, là nguồn ánh sáng mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam.
Lý luận, quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là nền tảng khoa học - hiện đại, tràn đầy sức sống, tính chiến đấu của nền báo chí cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn giữa nền văn hoá dân tộc với hai nền văn hoá Ðông - Tây và tiếp thu vốn tri thức nhân loại; kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với quốc tế vô sản; kết hợp chặt chẽ các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ðứng trên nền tảng vững chắc ấy, Hồ Chí Minh phấn đấu suốt đời cho độc lập tự do cho dân tộc, chủ nghĩa xã hội cho Nhân dân. Trong sự phấn đấu ấy, báo chí trở thành phương tiện sắc bén trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của Người từ ngày bôn ba tìm đường cứu nước đến hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Và trong kho tàng lý luận, quan điểm, đạo đức, tư tưởng cách mạng vĩ đại của Người, đã hình thành một kho tàng lý luận quan điểm - tư tưởng báo chí vô sản - báo chí cách mạng Việt Nam, mang đầy đủ những đặc trưng khoa học, hiện đại, sức sống tràn đầy, tính chiến đấu sắc bén.
Tác phẩm Hồ Chí Minh luôn đạt chiều sâu về tri thức xã hội, với bề dày về văn hoá và điêu luyện cao về bút pháp. Tác phẩm Người viết ngôn ngữ nước ngoài, người nước ngoài đọc không phân biệt được tác giả nước ngoài hay là người Việt Nam? Nhà văn hoá lớn của Trung Quốc Quách Mạc Nhược nói rằng, “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh ngang bằng với những áng đường thi nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm Hồ Chí Minh dựa vào tinh hoa hai nền văn hoá Ðông - Tây và đứng trên cái gốc bền vững là nền văn hoá dân tộc truyền thống ấy, sự kết hợp nhuần nhuyễn ấy khiến tác phẩm của Người mang lại giá trị lớn cho đất nước, dân tộc và vượt biên giới đến đất nước và dân tộc khác trên thế giới. Tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh có đặc điểm nổi bật là có sự kết hợp thành tố nhân văn, nhiều phẩm chất tiêu biểu làm cho nội dung lẫn hình thái biểu hiện đạt hiệu quả thiết thực to lớn và giá trị nhân văn lâu bền.
Sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh tổng kết hoàn chỉnh một hệ thống lý luận, quan điểm, tư tưởng của nền báo chí cách mạng: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chiến đấu, cổ vũ nhân tố mới, phong cách báo chí cách mạng Việt Nam… Người hỏi các nhà báo: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?
50 năm hoạt động báo chí không mệt mỏi, Hồ Chí Minh để lại di sản báo chí đồ sộ và vô giá. Trong kho tàng lý luận, quan điểm, tư tưởng, đạo đức của Người về cách mạng, về thời đại, về Nhân dân, về chính trị, văn hoá, xã hội… Chính từ nền tảng di sản đó thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của ngòi bút tài năng, sức sáng tạo của một nhân cách lớn, của một nhà báo vô sản thiên tài: Hồ Chí Minh.
Lý luận, quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là nền tảng khoa học hiện đại, tràn đầy sức sống, sức chiến đấu của nền báo chí cách mạng Việt Nam, là “chiếc cẩm nang” vô giá định hướng phát triển nền báo chí cách mạng, là kim chỉ nam cho đội ngũ cầm bút trên mặt trận xung kích của mình: vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!./.
Phạm Văn Tri