【bxh ghi bàn ngoại hạng anh】Hà Nội và nhiều tỉnh tổ chức Đại hội Đảng bộ trong tuần tới

时间:2025-01-09 13:15:45 来源:88Point

Đáng chú ý,àNộivànhiềutỉnhtổchứcĐạihộiĐảngbộtrongtuầntớbxh ghi bàn ngoại hạng anh Đảng bộ TP. Hà Nội sẽ tiến hành đại hội đại biểu lần thứ 17 từ 11-13/10.

HN
Thành ủy Hà Nội tổ chức họp báo chiều 06/10 thông tin về Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.

Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra từ ngày 11/10 đến 13/10 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, với chủ đề là: "Gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại".

Để chuẩn bị cho đại hội, dự thảo báo cáo chính trị đã được xây dựng trên cơ sở tiếp thu hàng nghìn lượt ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thành ủy Hà Nội đã triển khai các bước quy trình giới thiệu nhân sự và xây dựng Đề án nhân sự trình Bộ Chính trị phê duyệt để tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố bảo đảm đúng quy định, công khai, dân chủ, đề cao trách nhiệm tập thể Ban Chấp hành và từng cá nhân các đồng chí thành ủy viên, đúng nguyên tắc, tạo sự đoàn kết, nhất trí cao.

Tổng số nhân sự được giới thiệu ứng cử tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 81 đồng chí, bầu tại đại hội là 71 đồng chí (số dư 14,08%). Nhân sự tái cử là 47/81 đồng chí (58,02%); nhân sự tham gia lần đầu là 34/81 đồng chí (41,98%); số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy là 17 đồng chí. Số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII là 13 đồng chí, trong đó có chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra và 4 phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.

Ngoài 14 nội dung đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và những trọng tâm phát triển Thủ đô giai đoạn 5 năm 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Báo cáo chính trị đề ra 4 nhóm chỉ tiêu với 20 chỉ tiêu chủ yếu trên các lĩnh vực; 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm; 3 khâu đột phá và 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025.

Diễn ra cùng thời điểm với Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ là đại hội sớm nhất ở các tỉnh miền Trung.

Chủ đề của Đại hội là “Tăng cường Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ và tinh thần đại đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030”.

Trong 5 năm tới, Quảng Nam xác định phát triển 2 vùng trọng điểm của tỉnh. Đó là vùng đồng bằng, ven biển và vùng trung du, miền núi. Ở vùng đồng bằng, ven biển, tỉnh tập trung vào phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch, công nghiệp gắn với phát triển kinh tế biển. Vùng trung du, miền núi tập trung phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó là tập trung xây dựng một số dự án lớn của vùng đông nam của tỉnh.

Tiếp đó, trong ngày 13/10, dự kiến 4 đại hội đại biểu đảng bộ sẽ khai mạc là Bắc Giang, Điện Biên, Phú Yên và Sóc Trăng.

Cụ thể, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra từ ngày 13 - 15/9 với sự tham dự của 312 đại biểu chính thức.

Trong nhiệm kỳ tới, Bắc Giang đặt mục tiêu xây dựng tỉnh phát triển toàn diện, vững chắc, nằm trong 15 tỉnh, thành phố phát triển có quy mô kinh tế dẫn đầu cả nước vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 14% - 15%, thu nhập bình quân đầu người từ 5.500 - 6.000 USD.

Tỉnh đề ra 4 giải pháp đột phá, trong đó tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trong đó hạt nhân là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu.

Cùng thời điểm trên, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 -2025 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh với 350 đại biểu chính thức.

Cho đến nay, công tác chuẩn bị Đại hội đã được tỉnh triển khai nghiêm túc, chặt chẽ theo quy định của Trung ương. Riêng dự thảo báo cáo chính trị được chuẩn bị công phu, khoa học, tập trung trí tuệ của toàn Đảng bộ; được lấy ý kiến tại đại hội cấp cơ sở, cấp trên cơ sở, cán bộ chủ chốt tỉnh, nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ, cán bộ ban, ngành trung ương và đội ngũ trí thức, cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã có tờ trình gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin điều chỉnh, bổ sung phương án nhân sự cho phù hợp. Dự kiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ gồm 52 người; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên gồm 16 người, bầu tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành nhiệm kỳ mới 14 người, để khuyết 2.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025, sẽ diễn ra tại thành phố Tuy Hòa, từ chiều 13 - 16/10 với 320 đại biểu chính thức.

Tỉnh Phú Yên phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thiện nền tảng hạ tầng kỹ thuật quan trọng của một số ngành kinh tế chủ lực, để đến năm 2030, tỉnh có ngành dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp phát triển mạnh.

Tỉnh Phú Yên đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá như: Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trọng tâm là kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, nhất là Khu Kinh tế Nam Phú Yên, để đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển bền vững…

Diễn ra trong 3 ngày từ 13 - 15/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 349 đại biểu chính thức.

Chủ đề của đại hội là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh; đổi mới toàn diện, đồng bộ; đưa tỉnh Sóc Trăng phát triển nhanh, bền vững. Phương châm của Đại hội là Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Đổi mới. Đại hội sẽ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Từ ngày 14 - 16/10, 2 tỉnh Bạc Liêu và Bình Định sẽ tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Theo đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ 14 - 16/10 tại Hội trường Trung tâm Văn hóa tỉnh, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Tham dự Đại hội có 317 đại biểu chính thức.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, cũng như kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ 2020 - 2025; Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Dự thảo Báo cáo chính trị cũng đề ra 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về: phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; về quốc phòng an ninh; về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đồng thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá cho nhiệm kỳ mới nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, ý chí và khát vọng phát triển của toàn dân; huy động mọi nguồn lực, tập trung 5 trụ cột đã xác định để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh.

Phấn đấu đến năm 2025, Bạc Liêu tiếp tục là tỉnh khá của khu vực và phấn đấu trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030; có mức GRDP/người thuộc nhóm cao của vùng; quy mô kinh tế đến năm 2025 tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2020; phấn đấu đạt chuẩn tỉnh Nông thôn mới; trong đó có có 15/49 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra từ 14 đến 16/10, có 350 đại biểu chính thức.

Ông Hồ Xuân Ánh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định cho biết: “Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh cơ bản hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Báo cáo Chính trị trình Đại hội được chuẩn bị chặt chẽ, chu đáo, khoa học, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và tập hợp được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Công tác nhân sự cũng được thực hiện dân chủ, khách quan, đúng nguyên tắc, đúng quy trình, đảm bảo đúng các quy định hướng dẫn của Trung ương theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị”.

Với chủ đề “Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chỉnh trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, giữ gìn bàn sắc văn hóa các dân tộc, đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; bảo đảm quốc phòng - an ninh; tạo bứt phá để Trà Vinh đạt chuẩn Nông thôn mới trước năm 2025, là tỉnh phát triển trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030”, Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ 11 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 15/10 tới.

Chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh, công tác nhân sự đã được cấp ủy đương nhiệm thực hiện đảm bảo đúng theo quy định; phát huy dân chủ, công khai; lựa chọn giới thiệu được người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu vào ban chấp hành, ban thường vụ, các chức danh chủ chốt đúng với hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, theo quy định của Bộ Chính trị. Theo đó, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh có số lượng cấp ủy khóa mới có 49 đồng chí, giảm 5% so với khóa trước, Ban Thường vụ 15 đồng chí.

Ngoài các địa phương trên, dự kiến Quảng Ngãi cũng sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 trong thời gian tới. Quảng Ngãi xác định rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm với 3 khâu đột phá chiến lược, phấn đấu đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh khá của cả nước.

Nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Thứ hai là vấn đề cải cách hành chính để phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Thứ ba là đẩy mạnh phát triển du lịch để từng bước đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm thứ tư là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở các huyện miền núi.

Tỉnh xác định 3 khâu đột phá, đó là: Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển công nghiệp tạo sự kết nối; phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của mình; và đầu tư phát triển hạ tầng động bộ.

Chủ đề của Đại hội là phấn đấu để đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của vùng miền Trung và có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.

Tính đến ngày 7/10, đã có 15 tỉnh, thành phố hoàn thành Đại hội Đảng bộ, bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020 - 2025 là: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Phước, Cần Thơ, Gia Lai, Hà Nam, Hòa Bình, Kon Tum, Lạng Sơn, Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Vĩnh Long và Yên Bái.

Theo Chinhphu.vn

相关内容
推荐内容