【truc tiêp bóng đá】Nâng chất lượng dòng vốn FDI: Coi trọng hợp tác và chọn lọc

nang chat luong dong von fdi coi trong hop tac va chon locTrung Quốc dẫn đầu vốn FDI cấp mới vào Việt Nam
nang chat luong dong von fdi coi trong hop tac va chon locVốn FDI vào Việt Nam giảm 13%
nang chat luong dong von fdi coi trong hop tac va chon locCần “bộ lọc” cho vốn FDI
nang chat luong dong von fdi coi trong hop tac va chon loc8,ângchấtlượngdòngvốnFDICoitrọnghợptácvàchọnlọtruc tiêp bóng đá7 tỷ USD vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp trong 6 tháng
nang chat luong dong von fdi coi trong hop tac va chon loc
Nghị quyết số 50-NQ/TW đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2015, vốn đăng ký khoảng 150-200 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 100-150 tỷ USD. Ảnh: ST.

FDI bứt phá nhưng vẫn hạn chế

Hơn 30 năm qua, hoạt động thu hút FDI của Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể, góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính các nhà hoạch định chính sách cũng đã nhìn nhận, chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng FDI còn hạn chế. Nhiều dự án FDI quy mô nhỏ, công nghệ thấp, lạc hậu, thâm dụng lao động, tiêu hao nhiều năng lượng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thậm chí có hiện tượng chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng". Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến năm 2018, gần 50% số dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD. Số lượng dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ và châu Âu còn thấp (6%), chủ yếu là công nghệ trung bình (80%), trong đó xuất xứ từ Trung Quốc là 30-40%. Rất ít DN FDI thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển hoặc tập đoàn đa quốc gia mở trụ sở tại Việt Nam. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với năng lực, lợi thế và chính sách ưu đãi.

Về vấn đề này, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam đã trở thành một quốc gia thu hút vốn đầu tư thành công trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả của vốn đầu tư FDI vào nền kinh tế chưa tương xứng. Trong một chừng mực nào đó, đầu tư FDI không những không kết nối được với DN vừa và nhỏ trong nước mà còn có hiện tượng chèn lấn khu vực DN này. Số liên doanh với DN Việt Nam chỉ chiếm 2/10 phần của FDI.

Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nhất là cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ chưa có hồi kết, việc thu hút FDI xuất hiện thêm nỗi lo về sự chuyển dịch các dự án từ Trung Quốc về Việt Nam để lẩn tránh đòn thuế của Mỹ cũng như lợi dụng các cơ chế chính sách ưu đãi trong thu hút FDI của Việt Nam. Số liệu về thu hút FDI 8 tháng đầu năm 2019 cho thấy, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 1,8 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc với hơn 1,7 tỷ USD, chiếm 18,9%... Mặc dù vấn đề này chưa có kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia đều đã lên tiếng cảnh báo và yêu cầu cơ quan quản lý phải có sự quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư này, tránh ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Ông Nguyễn Nội, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam sẽ đón nhận được những dự án đầu tư tốt, hạn chế được các dự án chất lượng không cao, song bên cạnh đó vẫn sẽ có các dự án có tác động không tốt đến môi trường, cũng như đảm bảo an ninh kinh tế nên cần cẩn trọng ngăn chặn các dự án này.

Hợp tác và chọn lọc

Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nghị quyết đã nhấn mạnh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Vì thế, cần chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Theo các chuyên gia, Nghị quyết lần này đặc biệt ở chỗ đã sử dụng chữ “hợp tác” thay cho thu hút và sử dụng. Điều này thể hiện sự bình đẳng, chủ động của chúng ta trong làm việc với các đối tác nước ngoài và đề cao hơn nữa trách nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam. Do đó, các DN và chuyên gia đều rất hoan nghênh sự ra đời của Nghị quyết này.

Đại diện cho cộng đồng DN, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, điều này chứng tỏ chúng ta có cách tiếp cận mới, chủ trương mới không phải thu hút mọi dự án, các dự án nguy cơ an ninh, môi trường, công nghệ cũ không nên hợp tác. Ông Lộc đề nghị các DN Việt Nam nên tự nâng tầm của mình, nâng cao trình độ quản trị để chủ động thu hút vốn FDI. DN Việt Nam cần nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ đáp ứng được cho các nhà đầu tư nước ngoài, bởi một trong những bài toán khó của các nhà đầu tư FDI là họ không tìm được đối tác ở trong nước để cung ứng linh kiện, phụ tùng mà phải mua ở nước ngoài với chi phí vận tải cao.

Cùng với việc đưa ra những định hướng, Nghị quyết của Đảng còn đặt ra những mục tiêu cụ thể như: Giai đoạn 2021-2015, vốn đăng ký khoảng 150-200 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 100-150 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030, vốn đăng ký khoảng 200-300 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 150-200 tỷ USD. Tỷ lệ DN sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018. Tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% vào năm 2030... Ngoài ra, để thu hút FDI, Nghị quyết còn đặt mục tiêu phải tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030. Nghị quyết cũng đề ra nhiều chính sách nhằm bảo vệ nhà đầu tư, qua đó giúp tăng niềm tin cho các nhà đầu tư với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Có thể thấy, Nghị quyết 50-NQ/TW đã đưa ra những định hướng mới và mở ra con đường mới cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, trước đây, chúng ta thu hút FDI bằng yếu tố giảm chi phí của nền kinh tế, nhưng với Nghị quyết này, chúng ta sẽ chuyển sang thu hút FDI bằng sự đổi mới sáng tạo, sự an toàn của các nhà đầu tư, sự nhất quán của hệ thống chính sách… Đây sẽ là động lực, là mũi nhọn cho mọi hoạt động, cho các cơ quan quản lý cụ thể hóa các chỉ đạo, định hướng vào các văn bản quy phạm pháp luật. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, về cơ bản, các nội dung của Nhị quyết đã được tích hợp vào các dự án luật mới, sửa đổi, hiện đang soạn thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để xem xét trong kỳ họp sắp tới. Điều này mang lại niềm tin môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta sẽ có những chuyển biến tốt trong thời gian sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Sẽ có "vùng cấm" trong thu hút FDI

Tính đến hết tháng 8/2019, Hải Phòng có 673 dự án với tổng vốn đầu tư là 17,52 tỷ USD. Rất nhiều tập đoàn lớn của toàn cầu đã đầu tư vào Hải Phòng. Cùng với Nghị quyết số 50-NQ-TW của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã xây dựng danh mục thu hút các dự án khuyến khích đầu tư và danh mục các dự án không khuyến khích đầu tư. Hải Phòng sẽ đưa ra “vùng cấm” với những dự án ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng đầu tư. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc dòng vốn đầu tư vào Hải Phòng một cách thực chất, song song đó, thúc đẩy giải ngân vốn vào thị trường Hải Phòng.

Để thu hút FDI, Thành phố sẽ tập trung làm tốt quy hoạch ở từng khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp. Cố gắng phân định những lĩnh vực đầu tư của từng khu công nghiệp riêng để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, cùng nhóm ngành nghề họ vào khu vực đó. Tuy vậy, việc cải thiện thể chế môi trường kinh doanh phụ thuộc vào các cơ chế chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành. Để khi nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư, họ cảm nhận đó như nhà của họ, người ta sẵn sàng định hình, quyết định đầu tư tại địa điểm đó.

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư sẽ không sợ

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chất lượng và số lượng thu hút FDI, nhưng hơn bao giờ hết, bây giờ vấn đề chất lượng trở nên quan trọng nhất. Vì thế, Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra định hướng rõ ràng là hướng đến dự án chất lượng cao, đặc biệt là dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, thân thiện môi trường, hướng đến cách mạng 4.0. Điều này sẽ giúp nền kinh tế của cả nước tăng trưởng theo hướng hiện đại hơn, đuổi kịp trình độ phát triển của thế giới.

Tâm lý nhà đầu tư ai cũng muốn ưu đãi, được chọn lựa, nhưng đã đến lúc chúng ta phải đứng lên và suy nghĩ theo cách của mình. Nên dù nhấn mạnh đến việc chọn lựa nhưng Bộ Chính trị vẫn ưu tiên FDI, bảo hộ quyền của nhà đầu tư. Tôi cho rằng, những nhà đầu tư chân chính, có chiến lược đầu tư rõ ràng, muốn tìm kiếm lợi nhuận và gắn bó với Việt Nam sẽ không sợ gì cả.

Minh Chi (ghi)

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
下一篇:Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông