【tỷ số trận newcastle】Bắt đầu xả trụ, thị trường suy yếu

 人参与 | 时间:2025-01-26 04:04:48

chứng khoán ngàyVIC,ắtđầuxảtrụthịtrườngsuyyếtỷ số trận newcastle VNM gồng gánh đoạn cuối?

Hiện tượng xả các blue-chips diễn ra khá rõ hôm nay, nhưng vì VIC và VNM là hai cổ phiếu lớn nhất thị trường vẫn đang tăng, nên hiệu ứng khó nhận ra.

VIC là cổ phiếu mạnh nhất trong nhóm trụ còn giữ vững được giá phiên này mặc dù cũng đã bị xả khá mạnh. VIC trong phiên có lúc được đẩy tăng kịch trần. Cổ phiếu lớn như VIC rất hiếm khi tăng hết biên độ. Vậy mà lúc đầu phiên chiều, VIC được kéo lên chạm 70.000 đồng. Tuy nhiên VIC chưa lúc nào thực sự ở giá trần vì luôn có khối lượng bán lớn ở mức này tồn dư.

VIC tăng hết biên độ là nguyên nhân chính đẩy VN-Index tăng lên 864,2 điểm, trên tham chiếu tới 0,52%. VIC bắt đầu bị xả nhiều và giá giảm dần xuống. Đóng cửa cổ phiếu này chỉ còn tăng được 4,73%. VN-Index do đó cũng tụt dần xuống 860 điểm, đóng cửa chỉ tăng rất nhẹ 0,08%.

VNM cũng là một mã mạnh, hôm nay tăng 1,44%. VNM được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh tới hơn 2,17 triệu cổ phiếu, trong đó có 500.000 cổ phiếu là mua thỏa thuận.

VNM và VIC là hai cổ phiếu tăng mạnh và chỉ bị ép xuống chút ít trong ngày. Đó là những mã mạnh nhất ở nhóm blue-chips. Phần còn lại chịu áp lực xả quá lớn và đa số là giảm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng với trụ VCB tỏ ra yếu ớt hơn nhiều so với VIC và VNM. VCB đóng cửa giảm 1,26% mà trước đó đầu phiên tăng 0,92%. VCB có điểm giống VIC và VNM là đều tăng mạnh liên tục từ đầu tháng 10, nhưng cổ phiếu này đã bỏ đội hình trước.

Các mã ngân hàng khác đều giảm là BID giảm 1,26%, MBB giảm 1,26%, CTG giảm 1,01%, STB giảm 0,45%, EIB giảm 1,33%, VPB giảm 1,24%.

Các blue-chips hôm nay giảm nhiều hơn tăng và chỉ số VN30 Index đóng cửa đã giảm 0,06% trong khi VN-Index tăng. Ngoài nhóm ngân hàng, cổ phiếu SAB cũng giảm 1,21% và đặc biệt là ROS giảm 6,8%.

Cổ phiếu ROS đang tiếp tục cho thấy có vấn đề trong khả năng đẩy giá lên. Khi giá giao dịch bình thường, ROS không có cung cầu lớn khác hẳn thường thấy. Đó có lẽ mới là cung cầu bình thường khi chỉ số ít nhà đầu tư đầu cơ mã này. Chỉ khi giá rơi quá mạnh ROS mới lại có cầu lớn đỡ. Rõ ràng cách này đỡ tốn kém hơn vì nếu cứ đỡ ở mức cao, lượng hàng xả lớn có thể khiến phe đỡ giá thua lỗ nặng.

Hết “sóng APEC”?

Tuần lễ diễn ra sự kiện APEC cũng là tuần lễ mà VN-Index tăng mạnh đột biến nhờ trụ lớn VIC, VNM, VCB. Hiện VCB đã thoái trào, chỉ còn VIC và VNM đang gánh nốt đoạn cuối. VIC cũng có biểu hiện bị xả vì giá tăng quá cao trong thời gian ngắn. VIC có tính đại chúng cũng lớn nên khó có thể duy trì được lâu. Thực sự sóng tăng của VIC từ giữa tháng 8 đến nay là cực hiếm có. Trong lịch sử của VIC chưa bao giờ có sóng lớn và dài như vậy mà chưa điều chỉnh quá 4%.

Sau khi kết thúc mùa báo cáo kinh doanh quý 3, tưởng như thị trường đã kết thúc sóng tăng và sẽ điều chỉnh. Thế nhưng thị trường lại đi thêm được hai tuần nữa của tháng 11. Các nhà đầu tư lý giải rằng sự kiện APEC mang tầm quốc gia và thị trường chứng khoán khó giảm được. Nếu vậy điều gì sẽ diễn ra tuần tới, khi APEC kết thúc?

Thực ra đây chỉ là một dạng thuyết âm mưu. VIC và VNM đều có lý do để tăng mạnh giai đoạn này, dù mức độ thì không biết trước được. Hoạt động kéo trụ bền bỉ cũng là nhờ VIC và VNM còn tăng. VN-Index nhờ đó có mức tăng kéo dài.

Câu chuyện sẽ không hẳn là hết APEC thì hết sóng, mà là các cổ phiếu lớn không thể tăng thêm được nữa khi mọi chuyện đã an bài, lực hỗ trợ không còn mạnh nữa.

chứng khoán 9-11

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

3.634 tỷ đồng (-8%)

142,9 triệu (-3%)

410,7 tỷ đồng (-9%)

31,4 triệu (-18%)

Khánh Nhi

顶: 71踩: 49954