Đây là nhận định được Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong đưa ra tại Hội thảo “Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa,áttriểnđôthịthôngminhcònnhiềukhókhăket qua sieu cup chau au hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hội thảo về thành phố thông minh là 1 trong 10 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 đang diễn ra.
41/63 địa phương xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, hiện, đã có 41/63 tỉnh, thành phố đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, trong đó có đề án, kế hoạch được ban hành cho toàn tỉnh và một đô thị thuộc tỉnh.
Hội thảo chuyên đề về thành phố thông minh diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Duy Vũ |
Phát triển đô thị thông minh được Việt Nam xác định là một hướng đi đúng đắn trong xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ông Phong cũng nhận định, triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn.
Theo đó, ông Phong cho rằng, nhận thức về đô thị thông minh xuất phát từ các nhu cầu (của nhà quản lý, cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp, nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ của người dân) chưa được nâng cao. Đồng thời, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ.
Ngoài ra, lãnh đạo Ban Kinh tế trung ương cũng cho rằng, sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế trong xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế. Việc triển khai đô thị thông minh còn riêng lẻ, manh mún. Các đô thị thông minh chưa mang tính đặc thù; Nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh bao gồm cả nguồn vốn và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Cần lượng hóa các tiêu chí đô thị thông minh ở Việt Nam
Các chuyên gia nhận định, xây dựng đô thị thông minh là xu hướng cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà cả nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần xem xét lại những mô hình phát triển đô thị nói chung và phát triển đô thị thông minh nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.
Theo ông Lê Quang Hùng Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ đang nghiên cứu lượng hóa các tiêu chí về đô thị thông minh ở các lĩnh vực quy hoạch đô thị, hạ tầng đô thị, kiến trúc đô thị, vận hành đô thị (gồm cấp nước, xử lý rác thải, giao thông, thông tin liên lạc, nhà ở, y tế, giáo dục…), tiện ích cho người dân, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
Theo chia sẻ của ông Lê Quang Hùng, Bộ Xây dựng đang xây dựng các tiêu chí cơ bản của đô thị thông minh cũng như nền tảng pháp lý và các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho đô thị thông minh. Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng và liên thông cơ sở dữ liệu đất đai, quy hoạch, giao thông, dân cư...cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thông minh.
Theo lộ trình, đến năm 2025, hạ tầng băng thông rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình tại đô thị; hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai phát triển đô thị thông minh; ít nhất 3 đô thị từ loại II trở lên thực hiện quy hoạch đô thị thông minh, 6 đô thị tại 6 vùng kinh tế có đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh; thí điểm chứng nhận khu đô thị mới thông minh.
Dự kiến, đến năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành các chuỗi đô thị thông minh và năm 2045, xây dựng ít nhất 3 - 5 đô thị thông minh tầm cỡ quốc tế.
Ông Lê Quang Hùng cũng cho biết, trước mắt, việc áp dụng đô thị thông minh cần trở thành ưu tiên trong phát triển các khu đô thị mới và các công trình xây dựng mới.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho rằng, chính quyền đô thị cũng cần chủ động hợp tác để phát triển đô thị thông minh tại địa phương mình.
Duy Vũ
Ngày 23/10/2021, UBND thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phối hợp xây dựng.