Dự án tiểu đô thị đại học thông minh đầu tiên tại Việt Nam do công ty Phenikaa-X,âydựngtiểuđôthịđạihọcthôngminhđầutiêntạiViệlens đấu với reims Viettel Networks và Qualcomm hợp tác xây dựng, triển khai theo tiến trình theo nhiều giai đoạn. Việc hợp tác của 3 công ty mạnh về công nghệ được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề, thúc đẩy nhanh việc xây dựng, phát triển thành phố thông minh bền vững tại Việt Nam và tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Với hạ tầng nền tảng và trang thiết bị tiên tiến, khuôn viên trường Đại học Phenikaa sẽ trở thành tiểu đô thị thông minh với nhiều sản phẩm công nghệ 4.0 như bản đồ số, xe tự hành, robot thông minh, camera, thiết bị bay (drones), thiết bị thực tế ảo (XR/VR), thiết bị sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Các hoạt động của trường đại học Phenikaa sẽ được chuyển đổi lên các nền tảng số, thay đổi toàn diện công tác quản trị, vận hành cơ sở vật chất. Trong dự án này, Trường ĐH Phenikaa và Phenikaa-X sẽ cung cấp các sản phẩm công nghệ hoạt động dựa trên AI, như bản đồ số, xe tự hành, robot thông minh cũng như các giải pháp hỗ trợ quản lý, vận hành cơ sở vật chất như trường học, tòa nhà, bệnh viện, thư viện, giao thông thông minh, khu đỗ xe... Viettel Networks sẽ triển khai hạ tầng kết nối 5G và tính toán tại biên (Mobile Edge Computing), Qualcomm cung cấp chip và các module kết nối với mạng 5G. Mạng 5G sẽ phủ sóng toàn bộ khuôn viên Trường ĐH Phenikaa trên cả hai băng tần là 2.600 MHz và mmWave, cho phép người dùng truy cập Internet với tốc độ đường truyền lên đến trên 1 Gbps. Như vậy, sau khi thử nghiệm thành công tại Viettel Innovation Lab hồi tháng 8/2021, Trường ĐH Phenikaa sẽ là nơi thực tế đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á triển khai mạng 5G đồng thời trên cả hai băng tần 2.600 MHz và mmWave 26 GHz. Hải Lam Sở TT&TT Lạng Sơn có thêm nhiệm vụ phát triển đô thị thông minhTheo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT Lạng Sơn có hiệu lực từ 10/12, Sở có thêm 4 nhiệm vụ về hạ tầng số, chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh và an toàn, an ninh thông tin. |